Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện và còn rất yếu khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của bé. Đặc biệt là có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ không là điều mà rất nhiều bố mẹ có con đầu lòng băn khoăn.
Trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ sẽ gặp các biến chứng nghiêm trọng khiến nhiều cha mẹ lo lắng và không biết có nên ngưng bú sữa mẹ hay không? Tuy nhiên các cha mẹ cần hiểu rõ các triệu chứng và cách điều trị, chăm sóc cho trẻ khi bị cúm để tránh các hành động không hợp lý.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời hợp lý và một vài lời khuyên về cách chăm sóc nếu con bị cúm.
Cúm là một căn bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc qua các tia nước bọt từ người bệnh. Trong một số trường hợp khác, bệnh cúm còn có thể lây truyền gián tiếp qua việc dùng chung đồ vật. Vì vậy, khi người khỏe mạnh tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Theo cơ chế lây nhiễm nêu trên, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu sẽ rất dễ bị nhiễm cúm từ những người xung quanh.
Nhiều bà mẹ bị cúm đã vội vàng ngưng cho con bú và thay thế bằng sữa bột. Đây thực sự là quyết định sai lầm, vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều kháng thể tốt cho trẻ nhỏ. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh phần lớn được tăng cường từ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Đồng thời, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh cảm cúm có thể lây truyền qua sữa mẹ. Vì vậy, lo ngại trẻ sơ sinh bị lây cúm qua sữa mẹ là hoàn toàn không có cơ sở. Nếu đột ngột ngưng sữa mẹ mà thay bằng sữa bột, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm cúm hơn.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường dưới 1 tuổi và có hệ thống miễn dịch yếu hơn, nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng cao hơn. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi điều trị bệnh cúm ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay khi phát hiện con đã bị lây cúm. Lúc này trẻ sẽ được thăm khám cẩn thận và được điều trị với phác đồ phù hợp.
Khi điều trị và chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm tại nhà, các phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng như tiếp tục cho con bú sữa mẹ và thực hiện các bước để ngăn ngừa lây bệnh. Cần thường xuyên theo dõi và đo nhiệt độ cho trẻ trong những ngày đầu bị bệnh. Nếu bé bị sốt, các mẹ có thể chườm ấm lên nách, háng và trán của bé để giúp bé hạ sốt. Nếu không có dấu hiệu hạ sốt, trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.
Như vậy, trẻ sơ sinh không bị lây cảm cúm từ sữa mẹ nên các bà mẹ có thể an tâm tiếp tục cho con bú như bình thường. Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh cho con, mẹ nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lây bệnh khi cho con bú.
Cảm cúm thực ra không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng các biến chứng do cúm gây ra lại rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để bảo vệ trẻ khỏi cảm cúm, cha mẹ và trẻ nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm. Điều này giúp giảm đáng kể khả năng lây lan bệnh cúm trong gia đình.
Tuy nhiên, việc tiêm ngừa cúm hàng năm chỉ dành cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa cho trẻ. Ví dụ như hạn chế ra nơi đông người, tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị cúm,...
Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lây cúm từ mẹ là do tiếp xúc gần. Vì vậy, để hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh cúm, các mẹ nên áp dụng các biện pháp sau khi cho bé bú:
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc có nên ngưng sữa mẹ khi trẻ sơ sinh bị lây cảm cúm từ mẹ hay không? Hy vọng bài viết trên giúp các phụ huynh an tâm hơn cũng như biết thêm các cách phòng chống cúm cho trẻ sơ sinh. Đừng chủ quan mà hãy tiến hành tiêm ngừa bệnh cúm cho cả gia đình đặc biệt là con nhỏ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...