Có nên tiêm vắc xin phế cầu không? Các loại vắc xin phế cầu phổ biến
Ngày 02/12/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Phế cầu là một loại vi khuẩn gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, và nhiễm trùng máu. Những bệnh này có thể để lại di chứng nặng nề, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Vắc xin phòng phế cầu đã chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn liệu có nên tiêm vắc xin phế cầu không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, con tôi 5 tháng tuổi, chuẩn bị tiêm mũi 5 trong 1 lần 3. Tôi dự định cho bé tiêm vắc xin phế cầu nhưng không biết có cần thiết không, có nên tiêm vắc xin phế cầu không? Người thân của tôi bảo rằng nếu tiêm mũi 5 trong 1 thì không thể tiêm vắc xin phế cầu cùng lúc được, điều này có đúng hay không? Mong được bác sĩ giải đáp.
Trả lời:
Giải đáp bởi Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Minh Hồng, Y tế công cộng.
Vắc xin phế cầu là một loại vắc xin được điều chế từ thành phần vỏ bao của vi khuẩn phế cầu, vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà vi khuẩn này gây ra. Vắc xin phế cầu có thể được tiêm cùng lúc hoặc xen kẽ với bất kỳ loại vắc xin nào, bao gồm cả vắc xin 5 trong 1.
Để có cái nhìn thấu đáo về việc có cần thiết tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu cho bé hay không, cùng tìm hiểu xem vi khuẩn phế cầu cùng với những bản chất nguy hiểm của loại vi khuẩn này là như thế nào đối với cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Vi khuẩn phế cầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Các bệnh phổ biến gồm:
Vi khuẩn này có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, đặc biệt ở môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học. Ngoài nguy cơ biến chứng nặng, hiện nay loại vi khuẩn này đang gây ra những vấn đề về kháng thuốc, dẫn đến việc điều trị các bệnh do phế cầu gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn vì tình trạng kháng kháng sinh, khiến thời gian điều trị kéo dài, chi phí tăng cao nhưng hiệu quả không như mong đợi. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà hiện là vấn đề chung của toàn cầu trong cuộc chiến chống lại loại vi khuẩn nguy hiểm này.
Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin phế cầu là rất cần thiết, đặc biệt với trẻ nhỏ. Đây là giải pháp chủ động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nặng do bệnh lý phế cầu gây ra. Bé nhà chị được 5 tháng tuổi thì đã đủ điều kiện tiêm vắc xin phế cầu và nên tiêm càng sớm càng tốt.
Vắc xin phế cầu giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra, với tỷ lệ bảo vệ cao và giảm thiểu đáng kể nguy cơ biến chứng nặng là bệnh phế cầu xâm lấn. Hiện nay các loại vắc xin phế cầu phổ biến được sử dụng tại Việt Nam như sau:
Vắc xin Synflorix: Được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi, giúp phòng ngừa 10 tuýp phế cầu gây bệnh phổ biến. Synflorix không chỉ bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu mà còn hỗ trợ giảm tỷ lệ mắc viêm tai giữa do vi khuẩn Haemophilus influenzae không định tuýp.
Vắc xin Prevenar 13: Có thể tiêm cho cả trẻ nhỏ và người lớn, phòng ngừa tới 13 tuýp phế cầu gây bệnh khác nhau, với độ bao phủ cao hơn. Prevenar 13 là lựa chọn tối ưu để bảo vệ trẻ nhỏ, người cao tuổi và cả những người trưởng thành mắc bệnh nền.
Vắc xin Pneumovax 23: Được lựa chọn để tiêm bổ sung sau khi đã hoàn thành phác đồ với vắc xin PCVs (Synflorix, Prevenar13) để tăng cường bảo vệ khỏi gánh nặng của bệnh do phế cầu, với đối tượng sử dụng là trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Nếu vẫn còn đang băn khoăn về việc lựa chọn vắc xin phế cầu cho các thành viên gia đình của mình, thì Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín để bạn yên tâm chọn lựa để tiêm phòng. Tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, các loại vắc xin đều được bảo quản nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa. Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, sẽ hỗ trợ bạn tận tình trong toàn bộ quy trình tiêm phòng. Hãy đặt lịch ngay hôm nay để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế công cộng và tiêm chủng, tham gia phòng chống dịch bệnh như SARS, H5N1 và triển khai các chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là vắc xin viêm não Nhật Bản, uốn ván sơ sinh và COVID-19. Đồng thời, bác sĩ có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu đào tạo và hợp tác với các tổ chức quốc tế WHO, UNICEF, CDC Hoa Kỳ,... góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống y tế dự phòng Việt Nam.