Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có nên uống sâm khi có kinh không? Những đối tượng nào không nên dùng sâm?

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ

Phụ nữ cứ đến “mùa dâu” là lại bị đau bụng, mệt mỏi, tâm trạng thất thường. Chúng ta đều biết nhân sâm là sản phẩm có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên có nên uống sâm khi có kinh hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bên cạnh việc phải kiêng một số thực phẩm để ổn định khí huyết, tránh tình trạng băng huyết tổn hại đến sức khỏe thì phụ nữ cũng cần phải bổ sung các thực phẩm có chức năng bồi bổ cơ thể trong thời gian hành kinh. Nhân sâm từ lâu đã được coi là vị thuốc đại bổ. Vậy tác dụng của nhân sâm là gì? Có nên uống sâm khi có kinh không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để nắm rõ công dụng để dùng sao cho hiệu quả tốt nhất.

Các dạng nhân sâm phổ biến hiện nay

Nhân sâm là một loài thực vật thuộc họ cuồng, tên khoa học là Panax ginseng. Đây là loại cây mọc lâu năm thường cao từ 40 đến 100cm. Cây thường mọc chủ yếu ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,... Khoa học hiện đại đã phát hiện ra rằng các thành phần chính của loại thảo dược này là vitamin E và C, polysaccharides, IH901, ginsenosides, axit béo, kali, mangan, selen, carbohydrate và quan trọng nhất là hơn 30 loại saponin. 

Sâm tươi

Củ sâm tươi được thu hoạch và rửa sạch đất cát, để nguyên hình dáng và bán tươi. Giá nhân sâm tươi phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của nhân sâm. 

Hồng sâm

Loại sâm này được lựa chọn và chọn lọc kỹ càng, đáp ứng các yêu cầu về hình dạng và chất lượng nhất định. Củ sâm tươi được hấp rồi sấy khô để làm giảm hàm lượng nước của củ sâm xuống dưới 14%. Cuối cùng, thu được hồng sâm màu hồng nhạt, có vị ngọt và hơi đắng.

Về giá trị dinh dưỡng, hồng sâm được đánh giá là tốt hơn nhân sâm tươi. Không chỉ giữ được nguyên vẹn dưỡng chất vốn có mà qua quá trình hấp sấy, hồng sâm còn sản sinh ra nhiều chất tốt hơn.

Có nên uống sâm khi có kinh không? Những đối tượng nào không nên dùng sâm? 1 Hồng sâm là loại nhân sâm được chọn lọc, hấp và sấy khô nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất

Cao nhân sâm

Cao nhân sâm hay còn gọi là hồng sâm, đây là sản phẩm được chiết xuất từ củ sâm được cô đặc lại.

Lợi ích của nhân sâm là gì?

Nhân sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá và có nhiều lợi ích cho sức khỏe như: 

Chống oxy hóa và giảm viêm 

Chiết xuất nhân sâm có chứa ginsenoside. Hoạt chất này có tác dụng chống oxy hóa và ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, ức chế phản ứng viêm trong cơ thể.

Cải thiện trí nhớ 

Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng các thành phần ginsenoside và hợp chất K của nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do và cải thiện trí nhớ. Đồng thời, chúng cũng có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị bệnh Alzheimer.

Bổ sung năng lượng 

Nhân sâm cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, giúp những người ốm yếu nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Đặc biệt, một số nghiên cứu còn cho thấy nhân sâm có khả năng chống mệt mỏi và cải thiện hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư.

Điều trị rối loạn cương dương

Nhân sâm, đặc biệt là hồng sâm, là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương. Một nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc vào năm 2002 cho thấy khoảng 60% nam giới bị rối loạn cương dương đã cải thiện đáng kể các triệu chứng sau khi sử dụng loại thảo dược này. Nó hoạt động bằng cách cải thiện lưu thông máu đến dương vật để tăng sức bền.

Phòng ngừa và kiểm soát virus cúm 

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy nhân sâm có tác dụng ức chế sự phát triển của virus cúm hợp bào hô hấp (RSV). Chiết xuất của nhân sâm giúp các tế bào biểu mô phổi có được sức sống mạnh mẽ. 

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Hoạt chất ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết thông qua quá trình sản xuất insulin ở tuyến tụy, đồng thời cải thiện tình trạng kháng insulin, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh nhân tiểu đường.

Có nên uống sâm khi có kinh không? Những đối tượng nào không nên dùng sâm? 2 Hoạt chất ginsenosides trong nhân sâm có thể giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm triệu chứng tiểu đường

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Được thử nghiệm ở bệnh nhân ung thư dạ dày, nhân sâm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân sau hóa trị và giảm tác dụng phụ của hóa chất. Ngoài ra, chiết xuất nhân sâm còn giúp nâng cao hiệu quả của quá trình hóa trị và tác dụng của vắc-xin virus cúm.

Phòng chống ung thư

Ginsenosides trong nhân sâm có tác dụng chống oxy hóa và duy trì sức khỏe của tế bào, ngoài ra còn ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bất thường, ngăn ngừa ung thư.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Chiết xuất nhân sâm có khả năng làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Bằng cách này, nhân sâm hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và giúp người dùng ngủ ngon giấc hơn. Chống lão hóa toàn diện, kéo dài tuổi thọ. Sử dụng nhân sâm lâu dài cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Có nên uống sâm khi có kinh?

Tinh chất của nhân sâm rất tốt cho sức khỏe. Phụ nữ cũng có thể sử dụng vị thuốc này để làm đẹp. Nếu bạn đang thắc mắc liệu nhân sâm có hại cho cơ thể phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hay không thì câu trả lời là không. Bạn có thể sử dụng nhân sâm trong những ngày này, chỉ cần sử dụng với liều lượng vừa phải. Cụ thể, nhân sâm có những tác dụng đối với sức khỏe của phụ nữ như sau:

  • Giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, bổ sung lượng hormone estrogen, giúp tăng cường những đặc điểm riêng của phụ nữ.
  • Nhân sâm còn giúp phụ nữ đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa, tiêu diệt các gốc tự do và nói chung là trẻ hóa cơ thể, nhờ đó chị em sẽ có được làn da căng mịn, hồng hào và hạn chế nếp nhăn.
Có nên uống sâm khi có kinh không? Những đối tượng nào không nên dùng sâm? 3 Có nên uống sâm khi có kinh? Sâm không ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt nên bạn có thể sử dụng nhưng với liều lượng phù hợp

Những ai không nên dùng nhân sâm?

Vì tiềm ẩn tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn nên thận trọng khi sử dụng nhân sâm. Loại thảo dược này không dùng cho những nhóm đối tượng sau:

  • Người khỏe mạnh.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp.
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch.
  • Các trường hợp rối loạn chảy máu hoặc các vấn đề về đông máu.
  • Người đang dùng thuốc chống loạn thần.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa.

Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ về công dụng của nhân sâm dành cho sức khỏe con người và đặc biệt phụ nữ có nên uống sâm khi có kinh. Mặc dù nhân sâm là loại dược liệu quý giá nhưng không nên quá lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ và không phải đối tượng nào cũng có thể bổ sung nhân sâm.

Xem thêm:

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:SâmKinh nguyệt