Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhân sâm được biết đến là một loại thảo dược quý rất có lợi cho sức khỏe. Mặc dù vậy, rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng uống sâm có mất ngủ không và cách dùng sâm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất.
Nhiều người thường cho rằng việc sử dụng nhân sâm vào bất cứ lúc nào cũng không hề gây ra ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, đây lại là điều hoàn toàn sai lầm bởi tuy có nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu dùng nhân sâm không đúng cách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy uống sâm có mất ngủ không và cách sử dụng thế nào?
Nhân sâm có tác dụng thúc đẩy và nâng cao hoạt động của não bộ, đồng thời còn tăng sự hưng phấn cho cơ thể. Nhân sâm nên được dùng vào buổi sáng, buổi trưa để nâng cao sức khỏe và tiếp sức cho cơ thể trong cả ngày.
Uống sâm có bị mất ngủ không? Nhân sâm hoàn toàn không gây mất ngủ mà ngược lại còn giúp cho chúng ta ăn ngon, ngủ tốt, giấc ngủ cũng được sâu hơn. Sở dĩ việc sử dụng sâm dẫn đến tình trạng bị mất ngủ là do bạn dùng sâm sai cách và sai thời điểm.
Để tránh mất ngủ vào ban đêm, bạn tuyệt đối không nên dùng sâm vào buổi tối. Dùng sâm trước khi đi ngủ sẽ khiến cho chúng ta bị mất ngủ, giấc ngủ không sâu, cơ thể mệt mỏi và mất sức lực.
Uống nước sâm có bị mất ngủ không? Như phần trên đã nói, nhân sâm giúp cho não bộ được tỉnh táo và hưng phấn. Do đó, sau một ngày dài hoạt động, não bộ của bạn cần được nghỉ ngơi. Nếu dùng sâm vào buổi tối, não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể sẽ lại tiếp tục làm việc và khiến cho bạn bị mất ngủ.
Việc dùng nhân sâm đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng tối đa hiệu quả mà loại thảo dược này mang lại.
Liều dùng sâm thông thường theo khuyến cáo là từ 1 đến 2g/ngày. Thời gian đầu, bạn nên dùng sâm với liều lượng thấp sau đó hãy tăng từ từ lượng sử dụng.
Mặc dù vậy, vẫn không có bất cứ quy định cụ thể nào về liều lượng dùng nhân sâm cho mọi đối tượng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh bạn đang gặp phải mà có thể sử dụng sao cho linh hoạt.
Một số cách chế biến nhân sâm mà bạn có thể áp dụng như:
Bạn hãy thái củ sâm thành những lát mỏng. Mỗi lần sử dụng, bạn hãy lấy 1 đến 2g rồi cho vào trong ấm pha trà rồi thêm nước sôi vào để uống.
Khi đã uống hết, bạn tiếp tục cho thêm nước sôi vào rồi hãm thêm vài lần cho đến khi trà sâm không còn vị thì dừng lại. Đối với phần bã, bạn hãy nhai thật kỹ rồi nuốt lấy nước uống.
Bạn thái lát mỏng nhân sâm tươi hoặc khô rồi cho vào trong hũ để sử dụng dần. Mỗi lần bạn hãy lấy 1 lát để ngậm ở trong miệng. Khi sâm mềm, bạn hãy nhai nuốt cả phần bã.
Cách 1: Bạn lấy 5 đến 10g sâm đã được thái lát mỏng rồi đem đi sắc trong thời gian khoảng 20 phút. Sau đó, bạn cho thêm 20g đường vào rồi khuấy đều và để nguội, chia ra uống nhiều lần. Để có tác dụng tốt hơn, bạn hãy nhai nuốt luôn cả phần cái.
Cách 2: Bạn dùng sâm để sắc với liều cao trong những trường hợp như cơ thể quá yếu, mất máu nhiều do phẫu thuật, cấp cứu lúc lâm nguy… Bạn hãy lấy từ 30 đến 60g nhân sâm rồi sắc kỹ cho người bệnh uống hết trong 1 lần.
Bạn đem nhân sâm phơi hoặc sấy cho thật khô rồi nghiền nhỏ thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng, bạn hãy lấy từ 1 đến 2g bột sâm để uống trực tiếp với phần nước đun sôi đã được để nguội hoặc hãm nước sôi giống như khi uống trà.
Bạn hãy lấy phần nhân sâm tươi đem đi thái lát mỏng rồi cho vào trong bình thủy tinh. Sau đó, bạn hãy đổ ngập rượu vào để ngâm và dùng mỗi ngày từ 1 đến 4g. Bạn có thể pha nhân sâm cùng với nước ấm để uống hoặc ăn trực tiếp cả nhân sâm và mật ong.
Để hiệu quả mang lại tốt nhất và hạn chế những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, khi dùng nhân sâm, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Những thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn lý giải về vấn đề “uống sâm có mất ngủ không” và một số cách dùng nhân sâm phổ biến. Hy vọng bạn sẽ sử dụng nhân sâm đúng cách để cơ thể được hấp thụ dưỡng chất tốt nhất.
Xem thêm: Người bị cao huyết áp có uống sâm được không?
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.