Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lượng máu trong cơ thể người tương đương với 7% trọng lượng của cơ thể. Lượng máu trung bình trong cơ thể của một người chỉ là sự ước tính, bởi nó còn phụ thuộc vào giới tính, cân nặng và thậm chí cả môi trường sống. Vậy cơ thể con người có bao nhiêu lít máu?
Máu là một thành phần không thể thiếu đối với cơ thể người. Máu cung cấp oxy và dưỡng chất cho con người để duy trì sự sống. Vậy cơ thể con người có bao nhiêu lít máu? Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên nhé!
Trung bình trong cơ thể của người trưởng thành ước tính có khoảng 5 lít máu, tuy nhiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà con số này sẽ thay đổi. Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có thể có lượng máu tăng lên hơn 50%.
Đôi khi, lượng máu trong cơ thể của con người có thể khác nhau, tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống. Chẳng hạn, người sống ở nơi cao sẽ có nhiều máu hơn vì lượng oxy ở trên cao ít hơn.
Lượng máu trong cơ thể của một người còn phụ thuộc vào kích thước và độ tuổi của họ. Cơ thể sẽ không bị gây hại gì nếu mất một lượng máu nhất định. Lượng máu trong cơ thể được so sánh với trọng lượng cơ thể ước tính như sau:
Số lượng máu trung bình của một người như sau:
Bác sĩ thường không trực tiếp đo lượng máu trong cơ thể một người vì họ có thể ước tính được khối lượng máu dựa trên các xét nghiệm. Chẳng hạn, xét nghiệm hemoglobin và hematocrit có thể ước tính được lượng máu trong cơ thể so với lượng chất lỏng trong cơ thể của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ xem xét đến cân nặng cũng như mức độ giữ nước của cơ thể. Tất cả những yếu tố này có thể gián tiếp đo lường lượng máu của một người.
Nếu bạn bị mất máu do một chấn thương lớn, bác sĩ thường sẽ sử dụng cân nặng của bạn để làm điểm khởi đầu cho dự đoán cơ thể con người có bao nhiêu lít máu. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố như huyết áp, nhịp thở và nhịp tim của người bệnh để ước tính lượng máu có thể đã bị mất. Đồng thời, các bác sĩ sẽ cố gắng theo dõi lượng máu có thể mất thêm (nếu có) để nhanh chóng thay thế bằng phương pháp truyền máu.
Các bác sĩ có thể sử dụng những xét nghiệm này nhằm đánh giá nhiều tình trạng sức khoẻ khác như:
Có nhiều biện pháp kiểm tra khác nhau, tuy nhiên việc kiểm tra thể tích máu thường sẽ tiêm một lượng nhỏ chất đánh dấu vào trong cơ thể. Sau đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ dùng công nghệ hình ảnh nhằm theo dõi lưu lượng máu di chuyển khắp cơ thể.
Chắc hẳn bạn đọc đã nắm được trong cơ thể con người có bao nhiêu lít máu? Vậy cơ thể người có thể mất bao nhiêu máu?
Theo Tổ chức Chữ thập đỏ của Hoa Kỳ, thể tích máu tiêu chuẩn mà một người có thể cho trong một lần hiến máu là 450ml. Con số này chiếm khoảng 10% lượng máu trong cơ thể của một người và bạn vẫn an toàn nếu cơ thể mất lượng máu đó.
Bạn có thể cảm thấy hơi choáng váng sau khi hiến máu. Do vậy, tại các trung tâm hiến máu luôn yêu cầu người hiến máu nghỉ ngơi trong vòng 10 - 15 phút và uống nước trước khi rời khỏi đó.
Nếu một người bị tai nạn hoặc bị bệnh thì họ có thể sẽ bị mất nhiều máu hơn. Tình trạng này có thể dẫn đến sốc, thậm chí là đe doạ tính mạng của họ.
Chảy nhiều máu có thể rất nguy hiểm. Theo thuật ngữ y khoa, sốc được hiểu là không có đủ lượng oxy cung cấp cho các mô trong cơ thể. Nồng độ oxy thấp có thể gây tổn thương cho não bộ và các cơ quan khác.
Nếu bạn bị mất máu, cơ thể sẽ bắt đầu điều khiển máu đến các cơ quan quan trọng và không cung cấp máu cho ngón tay, ngón chân và da. Do đó, người mất máu sẽ bắt đầu trở nên nhợt nhạt hoặc tê bì ở tứ chi. Khi cơ thể mất khoảng 15% lượng máu có thể dẫn đến sốc, mặc dù huyết áp và các dấu hiệu sinh tồn khác có thể vẫn bình thường ngay lúc đó.
Sau khi mất khoảng 20 - 40% thể tích máu, huyết áp của người bệnh sẽ bắt đầu giảm và cơ thể có dấu hiệu lo lắng. Nếu mất nhiều máu hơn, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy bối rối, bồn chồn và nhịp tim có thể tăng lên khoảng 120 nhịp/phút do cơ thể đang cố gắng duy trì khả năng cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng.
Khi cơ thể mất trên 40% thể tích máu trở lên, người bệnh sẽ bị sốc nặng nề, nhịp tim tăng lên trên 120 nhịp/phút. Lúc này, họ có thể bị mất ý thức và rơi vào hôn mê.
Chảy máu có thể xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài, tuy nhiên cả hai dạng này đều có thể dẫn đến tình trạng sốc.
Một người bị chảy máu nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt. Đối với trường hợp chảy máu bên ngoài, bạn nên:
Cần gọi cấp cứu y tế 115 ngay, nếu:
Truyền máu là thủ thuật y tế nhằm cung cấp máu cho người bị mất máu. Truyền máu được chỉ định trong trường hợp:
Phương pháp truyền máu có thể cứu sống được người bị mất máu. Cơ thể con người cũng có thể nhận các thành phần khác của máu như tiểu cầu, huyết tương… để phục vụ cho những mục đích điều trị khác.
Mỗi giây, cơ thể con người sẽ tạo ra khoảng 2 triệu tế bào hồng cầu. Tế bào gốc trong tủy xương tạo ra các tế bào máu (tế bào gốc có thể tạo ra các tế bào khác). Quá trình tạo máu sẽ diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời của mỗi người.
Các thành phần có trong máu bao gồm:
Cơ thể của một người mất khoảng 24 giờ để có thể thay thế lượng huyết tương bị mất, tuy nhiên mất tới 4 - 6 tuần để có thể thay thế các tế bào hồng cầu bị mất. Sau khi hiến máu hoặc mất máu, có thể mất vài tháng để nồng độ sắt trở về bình thường.
Người bị mất máu do hiến tặng hoặc vì lý do nào đó thì có thể bù đắp bằng việc:
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc cơ thể con người có bao nhiêu lít máu. Ở một mức độ nhất định, bạn có thể an toàn nếu chẳng may bị mất máu. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mất máu quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng sốc, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu y tế kịp thời.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...