Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận? Một số giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thận là cơ quan bài tiết quan trọng. Vì một số lý do mà có thể dẫn đến thận bị suy giảm chức năng, được gọi là suy thận. Suy thận nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vậy suy thận độ mấy thì phải chạy thận?

Suy thận được phân chia thành 5 cấp độ dựa vào khả năng lọc máu và thải các chất độc, cặn bã của thận. Ở mỗi giai đoạn người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khác nhau do đó phụ thuộc vào mức độ suy thận mà người bệnh cần có những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Vậy suy thận độ mấy thì phải chạy thận?

Các cấp độ suy thận

Suy thận cấp độ 1

Lúc này thận mới bị tổn thương ở mức nhẹ, mức lọc cầu thận là 90ml/phút. Suy thận ở giai đoạn này chưa quá nguy hiểm, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách như cân bằng chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thể thao, hay sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh vẫn có thể duy trì sức khỏe tốt. Các triệu chứng thường gặp khi suy thận ở cấp độ 1 như là: 

  • Chán ăn, mệt mỏi.
  • Da xanh xao, thiếu sức sống.
  • Cảm thấy tức ở 2 bên vùng chậu hông.

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận? Một số giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận 1 Phụ thuộc vào mức độ suy thận của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp

Cấp độ 2

Mức lọc cầu thận 60 - 89ml/phút. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu gặp những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, phổ biến là các vấn đề về bệnh tim mạch do lượng Kali trong máu người bệnh tăng đột biến. 

Nếu người bệnh trì hoãn hoặc chưa có phương pháp điều trị phù hợp sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Suy thận ở cấp độ 1 và 2 thường có các triệu chứng biểu hiện tương tự nhau.

Cấp độ 3

Lúc này thận đã bị tổn thương nặng đến 80%. Mức lọc cầu thận là 30 - 59ml/phút. Ở cấp độ bệnh này gây ra nhiều tình trạng ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ như thiếu máu, các loại bệnh liên quan đến xương... Giai đoạn này người bệnh đã có nhiều biểu hiện rõ rệt như: 

  • Chân tay sưng phù.
  • Sút cân, người gầy gò.
  • Thường xuyên đau vùng chậu hông.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu vàng đậm, sủi bọt.

Cấp độ 4

Giai đoạn này thận gặp tổn thương nghiêm trọng, mức lọc cầu thận là 15 - 26ml/phút. Ở người bệnh thường xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như suy tim, huyết áp cao, phù các cơ quan nội tạng như phổi, não...

Ở giai đoạn này, việc điều trị thuốc không còn đem lại hiệu quả đáng kể. Người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành lọc máu chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Người bệnh suy thận cấp độ 4 thường gặp các triệu chứng sau: 

  • Phù toàn thân.
  • Sốt cao.
  • Buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn. 
  • Da xanh, đau quặn vùng chậu hông.

Cấp độ 5

Đây là giai đoạn cuối, thận ở giai đoạn này gần như mất hoàn toàn chức năng, mức lọc cầu thận dưới 10ml/phút. Bệnh nhân cần phải tiến hành lọc máu chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống. 

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận?

Suy thận bắt đầu ở cuối cấp độ 3 hoặc đầu cấp độ 4 bệnh nhân sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo vì lúc này chức năng của thận bắt đầu suy yếu, thận không còn khả năng lọc máu gây tích tụ các chất độc tố trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác gây nên những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. 

Suy thận độ mấy thì phải chạy thận? Một số giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận 2 Suy thận độ mấy thì phải chạy thận là thắc mắc của nhiều người

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc chạy thận nhân tạo có thể kéo dài thời gian sống của người bệnh lên đến 20 - 30 năm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mực độ bệnh, tình trạng của người bệnh, chế độ ăn uống và tập luyện, khả năng kinh tế...

Chạy thận nhân tạo tức là sử dụng bộ máy lọc ở bên ngoài giúp lọc máu với lưu lượng 200 - 400ml/phút, giúp đào thải chất độc và các chất cặn bã trong máu, thực hiện thay thế các chức năng của thận. Sau khi làm sạch máu, máy sẽ đưa máu trở lại cho người bệnh. Bệnh nhân thường sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo 2 - 4 lần/tuần, mỗi lần kéo dài 4 - 6 tiếng. 

Việc chạy thận nhân tạo sẽ giúp lọc máu, thải độc cơ thể, tuy nhiên đây phương pháp điều trị nghiêm ngặt, cần sự can thiệp của các thiết bị y tế suốt đời để duy trì sự sống, dễ gây nhiễm trùng hoặc lây nhiễm một số loại bệnh như viêm gan... do sử dụng chung thiết bị máy móc. 

Một số đối tượng chống chỉ định chạy thận nhân tạo: Bệnh nhân không có đường lấy máu thích hợp, truỵ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn đông máu và chảy máu...

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác như:

  • Ghép thận: Sử dụng thận của người khoẻ mạnh thay thế cho người bệnh. Tuy nhiên phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm được thận tương thích với người bệnh và cần chi phí cao. Ghép thận là một phương pháp nguy hiểm dễ gây nhiều biến chứng trong quá trình ghép. 
  • Lọc màng bụng: Phương pháp này sử dụng tấm màng bán thấm có khả năng lọc các chất thải, cặn bã, thực hiện vai trò như một quả thận. Với phương pháp này người bệnh cần đặt ống thông trong cơ thể, cần được theo dõi và vệ sinh liên tục tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên phương pháp này đem lại hiệu quả không cao. 

Một số giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận

Bên cạnh việc chạy thận, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng:

  • Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ 4 - 6 bữa/ngày.
  • Hạn chế ăn mặn, hạn chế hấp thụ protein, các thực phẩm chứa chất kích thích như bia, rượu, cafe... hay những thực phẩm giàu kali, photpho như: Chuối, bơ, cam, sữa, gạo lứt, bánh mì nguyên cám, các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, thực phẩm muối hoặc lên men... 
  • Một số loại thực phẩm tốt cho thận: Bánh mì không muối, bắp cải, súp lơ, khoai tây, các loại bí, táo, lê, đào...
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Cần đi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chức năng cũng như sàng lọc các yếu tố nguy cơ suy thận. Với người bệnh, cần được theo dõi thường xuyên tiến triển của bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Tập thể dục thể thao: Chỉ nên tập luyện những bài tập bổ trợ nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đạp xe... Tránh làm việc hay tập những bài tập nặng nề.
Suy thận độ mấy thì phải chạy thận? Một số giải pháp hỗ trợ điều trị suy thận 3 Một số bài tập yoga nhẹ nhàng cũng hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị bệnh thận

Hy vọng qua bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc về suy thận độ mấy thì phải chạy thận và có thêm những thông tin về những giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Theo dõi website của nhà thuốc Long Châu thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm