Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không? Biện pháp dự phòng bệnh mà phụ nữ nên biết

Ngày 22/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

HIV lây nhiễm chính thông qua đường máu. Điều này khiến nhiều người băn khoăn rằng có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguy cơ truyền nhiễm cho con khi mang thai nhé!

Vậy có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không? Quá trình lây nhiễm trải qua ba giai đoạn, bắt đầu từ thời kỳ mang thai, kéo dài tới thời kỳ cho con bú khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với núm vú của mẹ mắc HIV.

Có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không?

HIV là một virus gây bệnh lây nhiễm qua đường máu, tình dục và qua con đường từ mẹ sang con. Theo nghiên cứu của WHO, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 30%. Điều này có nghĩa là mặc dù không phải tất cả các trường hợp nhưng một phần đáng kể các trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV vẫn có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus này.

Theo nghiên cứu ghi nhận, 9% trẻ bị nhiễm HIV khi còn trong bào thai, 17% bị nhiễm trong giai đoạn chuyển dạ và 10% bị nhiễm trong giai đoạn bú mẹ. Điều này cho thấy rõ ràng rằng nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con không chỉ xảy ra khi trẻ còn trong bụng mẹ mà còn tiếp tục trong giai đoạn sinh đẻ, thậm chí khi con nhỏ được nuôi bú mẹ.

Để giảm thiểu nguy cơ này, các chương trình kiểm soát HIV/AIDS thường tập trung vào phòng ngừa lây nhiễm từ mẹ sang con bằng cách sử dụng thuốc kháng retrovirus kết hợp quản lý chặt chẽ thai kỳ cùng quá trình sinh sản.

Ngoài ra, việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ mang thai và những người mẹ đang nuôi con bú như xét nghiệm, điều trị và hỗ trợ tâm lý cũng rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng này.

Có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không? Biện pháp dự phòng bệnh mà phụ nữ nên biết 1
HIV lây truyền thông qua đường máu

3 giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con

Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra ở ba giai đoạn chính của quá trình mang thai, sinh sản và nuôi con bú như sau.

Giai đoạn 1 diễn ra khi mang thai, HIV có thể từ mẹ qua rau thai vào cơ thể thai nhi từ khá sớm, có thể ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Theo thông tin, khoảng 17% - 25% trẻ sơ sinh có khả năng lây nhiễm HIV từ giai đoạn này.

Giai đoạn 2 diễn ra khi chuyển dạ đẻ, HIV có thể lây từ các dịch, máu của mẹ nhiễm HIV vào cơ thể của trẻ trong lúc chuyển dạ và khi sinh. Khoảng 50% trẻ sơ sinh bị lây từ mẹ ở giai đoạn này. Đây là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch cơ thể của mẹ nhiễm HIV trong quá trình sinh.

Giai đoạn 3 diễn ra khi cho con bú. Trong giai đoạn này, HIV có thể lây qua sữa mẹ hoặc qua các vết nứt, trầy xước ở núm vú mẹ sang cơ thể trẻ. Khoảng 25% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV ở giai đoạn bú mẹ. Đây là một trong những con đường lây nhiễm chính sau khi sinh, có thể xảy ra trong suốt giai đoạn cho con bú.

Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con tại các giai đoạn này thể hiện sự cần thiết của việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bao gồm việc cung cấp thuốc kháng retrovirus cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, quản lý chặt chẽ thai kỳ cũng như hỗ trợ nuôi con bằng sữa công thức thay vì sữa mẹ trong các trường hợp đặc biệt.

Có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không? Biện pháp dự phòng bệnh mà phụ nữ nên biết 2
Con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con diễn ra từ thời kỳ mang thai

Yếu tố nguy cơ tăng khả năng lây nhiễm bệnh cho con

HIV/AIDS là một trong những bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay, đặc biệt là khi phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể lây truyền virus này cho con trong ba giai đoạn quan trọng của quá trình mang thai, sinh sản và nuôi con bú. Trong đó, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ tăng lên đáng kể trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai chưa được điều trị ARV hoặc chỉ mới điều trị trong thời gian ngắn trước khi sinh con.
  • Tải lượng virus HIV trong máu của mẹ tại thời điểm sinh con cao hơn 200 bản sao/mL.
  • Phát hiện nhiễm HIV muộn, đặc biệt là khi gần đến thời điểm sinh con hoặc ngay sau khi sinh.
  • Việc cho con bú mà núm vú mẹ bị các vết nứt, trầy xước.

Để giảm thiểu nguy cơ qua các giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con, các biện pháp phòng ngừa và điều trị sớm, hiệu quả là điều cần thiết, cùng với việc cung cấp hỗ trợ tâm lý và y tế thường xuyên cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm thiểu tác động của HIV/AIDS đối với cả mẹ và con.

Có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không? Biện pháp dự phòng bệnh mà phụ nữ nên biết 3
Vú mẹ có vết xước có khả năng lây bệnh cho con

Cách phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một vấn đề đáng quan ngại trong y tế công cộng. Tuy nhiên, với các biện pháp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nguy cơ này có thể được giảm thiểu đáng kể. Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 40% nhưng nếu được chăm sóc và điều trị dự phòng tốt, tỷ lệ này có thể giảm xuống còn 10%, thậm chí chỉ còn 1%.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và chăm sóc thai sản. Tại đây, mẹ bầu sẽ nhận được các hướng dẫn cụ thể về việc quản lý thai kỳ kết hợp theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tư vấn y tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của người mẹ về các cách phòng chống HIV cho con.

Bên cạnh đó, việc điều trị bằng ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV là một trong những biện pháp thiết yếu để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Khi người mẹ tuân thủ điều trị ARV, tải lượng virus trong máu có thể giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện, làm giảm đáng kể khả năng lây truyền virus sang thai nhi. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em bị lây truyền virus HIV sau dự phòng có kết quả âm tính chiếm trên 90%.

Khi quá trình chuyển dạ diễn ra, sản phụ cần hợp tác tốt với các bác sĩ sản khoa để đảm bảo quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và an toàn. Việc quản lý chặt chẽ quá trình chuyển dạ giúp giảm nguy cơ lây truyền HIV qua dịch và máu của mẹ.

Sau khi sinh, việc chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh cũng cần được chú trọng để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV. Mẹ cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc trẻ, bao gồm việc sử dụng thuốc dự phòng HIV cho trẻ cùng các biện pháp vệ sinh cá nhân để tránh lây nhiễm qua sữa mẹ hoặc các vết nứt, trầy xước trên núm vú.

Mặt khác, để giảm nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ, nhiều phụ nữ nhiễm HIV lựa chọn nuôi con bằng sữa thay thế. Việc sử dụng sữa công thức hoặc sữa đã được tiệt trùng giúp loại bỏ nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường sữa mẹ.

Có thể lây truyền HIV từ mẹ sang con không? Biện pháp dự phòng bệnh mà phụ nữ nên biết 4
Sử dụng sữa công thức là một cách bảo vệ sức khỏe của trẻ

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về con đường lây truyền HIV từ mẹ sang con. Mong bạn đọc đã có được kiến thức hữu ích về các giai đoạn lây truyền bệnh cũng như biện pháp dự phòng giúp cắt đứt con đường lây truyền, bảo vệ sức khỏe cho em bé cũng như mẹ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin