Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cognitive dissonance - Bất đồng nhận thức và sự ảnh hưởng lên hành vi

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ

Cognitive dissonance là sự bất đồng nhận thức. Hay nói cách khác đây là trạng thái trái ngược của ý nghĩ và hành động. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về cognitive dissonance.

Cognitive dissonance là sự bất đồng về nhận thức. Đây là một thuật ngữ chỉ trạng thái khó chịu khi hai hoặc nhiều phương thức suy nghĩ mâu thuẫn với nhau. Những nhận thức xung đột nhau có thể bao gồm các ý tưởng, niềm tin hoặc kiến ​​thức. Từ đó dẫn đến sự hành động khác với ý thức hoặc niềm tin đã có.

Cognitive dissonance là gì?

Cognitive dissonance là lý thuyết về sự bất đồng được nhà tâm lý học Leon Festinger định nghĩa vào năm 1957. Sự bất đồng nhận thức xảy ra khi một người có hai nhận thức hoặc suy nghĩ có liên quan nhưng trái ngược nhau. Và đây không phải là tình trạng suy giảm nhận thức.

Sự bất đồng nhận thức giữa hai ý tưởng trái ngược nhau, hoặc giữa một ý tưởng và một hành vi luôn tạo ra sự khó chịu. Leon Festinger lập luận rằng tình trạng này sẽ trở nên mãnh liệt hơn khi một người có nhiều quan điểm trái ngược nhau và quan trọng đối với họ.

Festinger và Carlsmith đã thực hiện một thí nghiệm để chứng minh sự bất đồng nhận thức. Trong thí nghiệm này, các tình nguyện viên tham gia sẽ thực hiện các nhiệm vụ tẻ nhạt. Sau đó họ được trả tiền để nói với những người đang chờ tham gia rằng các nhiệm vụ này rất thú vị. Nhóm người được trả 1 đô đã xảy ra bất đồng nhận thức để đưa ra quyết định là hoạt động thú vị mặc dù rất tẻ nhạt. Nhóm người được trả 20 đô thì không xảy ra bất đồng nhận thức vì họ được trả nhiều tiền nên họ sẽ không cần suy nghĩ mà nói dối.

Cognitive dissonance - Bất đồng nhận thức và sự ảnh hưởng lên hành vi 4
Nhà tâm lý học Leon Festinger đã đưa ra định nghĩa cognitive dissonance năm 1957

Thông thường không có những biểu hiện bên ngoài nào cho thấy một người đang gặp tình trạng bất đồng nhận thức. Sự đấu tranh nội tâm bên trong vẫn đang diễn ra bởi vì họ đang tiếp nhận thông tin trái ngược với niềm tin đã có sẵn. Lúc này não bộ sẽ lọc thông tin và đưa cách giải quyết như sau:

  • Thay đổi hành động;
  • Thay đổi suy nghĩ;
  • Thay đổi nhận thức.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cognitive dissonance

Mọi người đều có thể đã trải qua những bất đồng nhận thức. Một số tình huống gây ra bất đồng nhận thức bao gồm:

Bắt buộc tuân thủ quy định

Ở nơi làm việc hoặc trường học thường có những quy định chung bắt buộc mọi người đều phải tuân thủ theo. Điều này có thể gây ra tình trạng cognitive dissonance do người ta phải thực hiện vì áp lực cuộc sống. Bởi vì không muốn thực hiện những quy định này nhưng bắt buộc phải thực hiện để có thể tiếp tục làm việc hoặc học tập. Do đó dẫn đến tình trạng cognitive dissonance.

Tiếp nhận thông tin mới

Đôi khi việc tiếp thu thông tin mới có thể dẫn đến bất đồng nhận thức. Trường hợp này có thể hình dung ra rằng bạn đang thực hiện một hành vi quen thuộc nào đó, nhưng lại biết rằng sau này sẽ có hại. Lúc đó sự bất đồng nhận thức xảy ra khi bạn mâu thuẫn với hành động và nhận thức của mình. Khi đó cách giải quyết thông thường là tìm cách biện minh cho hành động của mình hoặc phớt lờ, bỏ qua thông tin mới.

Cognitive dissonance - Bất đồng nhận thức và sự ảnh hưởng lên hành vi 3
Thông tin mới gây mâu thuẫn giữa hành động và nhận thức sẽ dẫn đến tình trạng cognitive dissonance

Khi ra quyết định

Hàng ngày khi đưa ra bất kỳ quyết định lớn hay nhỏ nào thì chúng ta thường đối mặt với những lựa chọn giống nhau. Và điều đó dẫn đến tình trạng cognitive dissonance do các lựa chọn đôi khi đều hấp dẫn như nhau.

Tuy nhiên, một khi đã đưa ra lựa chọn, cần tìm cách giảm bớt những cảm giác khó chịu này. Thực hiện điều này bằng cách giải thích lý do tại sao lựa chọn của chính mình là lựa chọn tốt nhất để có thể tin rằng mình đã đưa ra quyết định đúng đắn.

Tác động của sự bất đồng nhận thức

Cognitive dissonance luôn có vai trò trong cách hành động, suy nghĩ và đưa ra quyết định trong mỗi chúng ta. Sự bất đồng nhận thức có thể ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách. Các tác động có thể liên quan đến sự khó chịu của chính sự bất đồng. Đồng thời cũng là cách phòng vệ để đối phó với sự bất đồng nhận thức.

Khi những người gặp phải sự bất đồng nhưng không có cách nào giải quyết cũng có thể cảm thấy bất lực hoặc tội lỗi. Việc tránh né hoặc hạn chế tác động của tình trạng bất đồng nhận thức có thể dẫn đến việc không thừa nhận hành vi. Từ đó không thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết sự bất đồng nhận thức.

Cognitive dissonance - Bất đồng nhận thức và sự ảnh hưởng lên hành vi 2
Cognitive dissonance xảy ra khi xuất hiện hai hoặc nhiều ý tưởng trái ngược nhau

Trường hợp có thể thấy được tác động của cognitive dissonance là trường hợp bất đồng nhận thức về vấn đề ăn thịt. Một số người tự coi mình là người yêu động vật và có thể cảm thấy khó chịu khi ăn thịt mỗi ngày. Từ đó dẫn đến sự bất đồng nhận thức rằng họ cảm thấy tội lỗi khi ăn thịt. Đặc biệt là khi không thể sử dụng sản phẩm khác có đạo đức hơn. Cuối cùng họ giải quyết bằng cách chọn ăn ít thịt hơn và xem xét các sản phẩm thay thế thịt, chẳng hạn như đậu phụ.

Tình trạng trên có thể ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận và nhìn nhận bản thân. Như vậy sẽ dẫn đến cảm giác tiêu cực về lòng tự trọng và nghi ngờ giá trị bản thân.

Giải quyết tình trạng cognitive dissonance

Để giải quyết được tình trạng này, chúng ta nên thực hiện các cách sau:

  • Thay đổi hành động: Tức là thay đổi hành vi để phù hợp với niềm tin. Một khi không thể thay đổi hoàn toàn thì có thể thỏa hiệp để giảm bớt tác động.
  • Thay đổi suy nghĩ: Khi hành động thường trái ngược với suy nghĩ, thì hãy dừng lại và đặt câu hỏi về tầm quan trọng của hành động đó. Nếu thật sự hành động là cần thiết và quan trọng hơn ý nghĩ đã có trước đó thì nên tìm thêm nhiều bằng chứng mới để cho thay đổi suy nghĩ của mình. Khi đó nhưng bằng chứng mới sẽ củng cố thêm niềm tin mới gần với hành động hơn.
  • Thay đổi nhận thức: Khi không thể thay đổi hành động hoặc suy nghĩ thì có thể thay đổi nhận thức để tránh sự bất đồng nhận thức. Có thể hiểu là nên nhìn nhận vấn đề theo một cách khác. Ví dụ bạn không ủng hộ những sản phẩm hàng hiệu nhái nhưng bạn không đủ khả năng chi trả cho sản phẩm hàng hiệu. Hãy thử lựa chọn một thương hiệu bình dân hơn, phù hợp túi tiền hơn, hoặc chi tiêu vừa đủ cho quần áo, giày dép,... Từ đó bạn thừa nhận rằng bạn đang làm những điều tốt nhất có thể.
Cognitive dissonance - Bất đồng nhận thức và sự ảnh hưởng lên hành vi 5
Thay đổi hành động, thay đổi suy nghĩ, thay đổi nhận thức có thể giải quyết được tình trạng cognitive dissonance

Cognitive dissonance không phải là vấn đề rối loạn tâm lý hay bệnh về tâm lý cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu bạn đang gặp phải tình trạng khác đi kèm như: Luôn cảm thấy bất an, lo lắng khi ra quyết định; luôn trong trạng thái căng thẳng; cảm thấy tội lỗi, xấu hổ quá mức;... thì bạn nên gặp bác sĩ tâm lý.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được cognitive dissonance - bất đồng nhận thức và sự ảnh hưởng lên hành vi. Cognitive dissonance thường xảy ra trong nhiều phán đoán, quyết định và đánh giá về giá trị. Nhận thức được những niềm tin đang bất đồng, ảnh hưởng như thế nào đến quá trình ra quyết định là một cách để cải thiện khả năng đưa ra những lựa chọn nhanh hơn và chính xác hơn.

Xem thêm: Confirmation bias là gì? Sự ảnh hưởng như thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin