Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Guilt trip là gì? Cách đối phó với guilt trip như thế nào?

Ngày 14/09/2023
Kích thước chữ

Nếu ai đó khiến bạn cảm thấy tồi tệ về điều bạn đã làm hoặc không làm và sau đó lợi dụng cảm xúc của bạn để buộc bạn phải làm điều gì đó cho họ, thì có thể bạn đang bị guilt trip. Vậy, cụ thể guilt trip là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cảm giác tội lỗi là gì và những dấu hiệu cho thấy bạn là nạn nhân của hình thức thao túng tâm lý này.

Bạn đã bao giờ cảm thấy tội lỗi rồi lại cố gắng làm hài lòng người khác. Nếu câu trả lời là “Có” thì có thể bạn đã rơi vào cái bẫy của guilt trip, một hình thức thao túng tâm lý mà ai đó cố tình hoặc vô ý kích hoạt nhằm đưa bạn vào cảm giác tội lỗi để thao túng bạn làm những gì họ muốn.

Guilt trip là gì?

Theo từ điển Cambridge, guilt trip được hiểu là cảm giác tội lỗi mãnh liệt khi bạn làm sai điều gì đó hoặc quên làm gì đó, thường là do không làm được điều mà người khác mong đợi. Guilt tripping được hiểu là hành động khiến ai đó cảm thấy tội lỗi với mục đích là người cảm thấy tội lỗi làm điều gì đó.

Trong tâm lý học, những chuyến đi tội lỗi được nhắc đến như một cách để thao túng tâm lý. Trong trường hợp này, kẻ thao túng sẽ khiến bạn cảm thấy rằng những gì bạn đã làm hoặc không làm là sai, khiến bản thân bạn hình thành nên cảm giác dằn vặt, tội lỗi; sau đó sẽ lợi dụng điều này để khiến bạn làm điều gì đó cho họ. Thông thường, những cảm xúc này chỉ xuất hiện khi bạn nhận ra việc mình đã, đang làm là sai. Nhiều người hiểu guilt trip là gì và biết cách sử dụng một cách khéo léo để lợi dụng người khác.

Guilt trip là gì? Cách đối phó với guilt trip như thế nào? 1
Guilt trip được hiểu là cảm giác tội lỗi mãnh liệt do không làm được điều mà người khác mong đợi

Dấu hiệu bạn đang bị guilt trip

Đôi khi những dấu hiệu của guilt trip rất dễ nhận ra, một số trường hợp lại khó đoán hơn nhiều. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn tham khảo:

  • Nhắc lại những lỗi lầm trong quá khứ.
  • Đưa ra những nhận xét mỉa mai về nỗ lực hoặc sự tiến bộ của bạn.
  • Đưa ra những nhận xét, phàn nàn rằng bạn không làm được việc như họ.
  • Từ chối nói chuyện với bạn hoặc giữ im lặng trước nỗ lực hòa giải của bạn.
  • Gợi ý rằng bạn đang nợ họ những điều họ đã làm cho bạn.
  • Thể hiện rõ ràng thông qua ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và nét mặt tức giận như thở dài, cáu gắt, đập đồ đạc,...

Lưu ý rằng những dấu hiệu tội lỗi trên đôi khi chỉ là sự tức giận và không vui. Chỉ khi những điều này trở thành thói quen và lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn cần chú ý, đây có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại.

Mục đích sử dụng guilt trip

Có nhiều cách để khơi dậy cảm giác tội lỗi tùy thuộc vào điều người thao túng muốn đạt được. Do đó, mục đích của những người sử dụng guilt trip là:

  • Thao túng tâm lý: Lôi kéo ai đó làm điều gì đó mà họ không muốn làm.
  • Tránh xung đột: Mọi người có thể sử dụng cảm giác tội lỗi để tránh nói thẳng về vấn đề và tránh tham gia vào những xung đột không cần thiết.
  • Giáo dục hành vi và đạo đức: Cảm giác tội lỗi về một sai lầm sẽ khiến bạn chú ý đến và sửa chữa trong tương lai.
  • Khơi gợi sự đồng cảm ở người khác: Đóng vai nạn nhân để lấy được sự đồng cảm của người khác.

Guilt trip có xấu không?

Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc phức tạp nhưng không phải lúc nào cũng xấu. Ví dụ, ba mẹ có thể nói, "Ba mẹ đã làm việc vất vả cả ngày để lo cho con có nhà ở và thức ăn để ăn, nhưng con không thể rửa bát hay dọn dẹp nhà giúp ba mẹ?". Nếu bạn thấy điều này hợp lý thì bạn sẽ chú ý hơn đến dọn dẹp nhà cửa giúp đỡ ba mẹ.

Việc sử dụng guilt trip để cố gắng thay đổi bản thân theo hướng tích cực có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Nhưng trong một số trường hợp, nếu vô hại và không ảnh hưởng đến mối quan hệ thì không có vấn đề gì.

Tóm lại, guilt trip không phải lúc nào cũng xấu, cảm giác tội lỗi có thể giúp dạy trẻ cách cư xử đạo đức phù hợp. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng để xác định chính xác guilt trip là gì. Nhìn chung, guilt trip là con dao hai lưỡi.

Các đối phó với guilt trip

Lắng nghe và đồng cảm

Khi nhận thấy các dấu hiệu và biết guilt trip là gì, bạn có thể phản ứng bằng cách nhận ra nhu cầu của họ, điều này khiến họ không cảm thấy bị phớt lờ và đưa giúp họ giảm bớt những cảm xúc đó.

Một người cảm thấy bị tổn thương và tội lỗi vì không biết bản thân rơi vào bẫy guilt trip hoặc làm thế nào để quản lý cảm xúc. Vì vậy, khi hiểu và nhận biết dấu hiệu guilt trip, việc giao tiếp có thể trở nên dễ dàng hơn.

Guilt trip là gì? Cách đối phó với guilt trip như thế nào? 2
Lắng nghe và đồng cảm giúp nhận ra nhu cầu của đối phương và giải quyết

Đặt ranh giới

Đặt ranh giới giúp bạn giới hạn những gì có thể làm và không chấp nhận được. Ranh giới giúp bảo vệ nhu cầu của bạn và cho người khác biết rằng không phải họ muốn bạn làm gì bạn cũng làm.

Hãy đặt ra ranh giới rõ ràng của bạn và giải thích hậu quả khi người khác vượt qua chúng. Bạn cũng cần phải “nói được làm được”. Khi ranh giới của bạn bị vi phạm, hãy cho người đó thấy hậu quả. Hiểu cảm giác tội lỗi là gì sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi kiểu thao túng tâm lý này.

Cùng trao đổi để đưa ra cách giải quyết

Trao đổi lý do họ sử dụng guilt trip hoặc họ vô tình làm điều đó và không biết guilt trip là gì, có thể giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu ba mẹ bạn muốn bạn làm nhiều việc nhà hơn, họ sẽ cho bạn biết họ cảm thấy mệt mỏi như thế nào sau giờ làm việc và mong rằng bạn sẽ giúp đỡ ba mẹ việc nhà. Một đồng nghiệp cảm thấy mệt mỏi vì phải làm nhiều việc nhất trong nhóm.

Một khi bạn hiểu được lý do khiến họ khó chịu, việc cùng nhau tìm ra giải pháp có thể sẽ hữu ích. Nếu bạn không thể làm được điều họ muốn, hãy thử xác thực cảm xúc của họ, tuân thủ ranh giới của bạn và đưa ra các lựa chọn thay thế.

Khi nào cần đi khám bác sĩ tâm lý?

Những người sử dụng guilt tripping sẽ nắm chắc về hai điều là họ quan trọng với bạn và bạn không muốn làm họ tổn thương. Đây là lý do tại sao họ cảm thấy họ có quyền lực đối với bạn. Họ lợi dụng điều này để tạo ra cảm giác tội lỗi, mặc dù bạn hoàn toàn không có lỗi. Cảm giác tội lỗi cũng thường xuất hiện trong một số mối quan hệ độc hại, vì vậy nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy liên hệ với bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ:

  • Hành vi buộc tội lặp đi lặp lại thường xuyên.
  • Bạn cảm thấy mình không thể làm được điều gì đúng.
  • Cố gắng kiểm soát hành vi của bạn theo những cách khác nhau.
  • Không chấp nhận lời xin lỗi của bạn và liên tục nhắc lại.
  • Hành vi bắt nạt xuất hiện làm tổn hại đến lòng tự trọng, gây tổn thương tâm lý như căng thẳng, stress, hay trầm cảm,...

Các bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn nhận biết guilt trip là gì và có cách đối phó với kiểu thao túng tâm lý.

Guilt trip là gì? Cách đối phó với guilt trip như thế nào? 3
Đi khám bác sĩ tâm lý nếu có dấu hiệu guilt trip

Một mối quan hệ lành mạnh sẽ là nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc của bạn sau này. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm về guilt trip là gì và cách giải quyết nó.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin