Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Y học cổ truyền

Công dụng của tỏi là gì? Thực hư việc chữa viêm phế quản bằng tỏi

Ngày 26/07/2023
Kích thước chữ

Tỏi thường được biết đến là một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, tỏi còn là một vị thuốc chữa bệnh viêm phế quản. Ngoài việc dùng thuốc Tây, chữa viêm phế quản bằng tỏi cũng được đánh giá rất khả quan và hiệu quả tốt, trong đó bao gồm cả thành phần nguyên liệu và cách làm.

Viêm phế quản là loại bệnh liên quan đến đường hô hấp, thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Người mắc viêm phế quản thường có biểu hiện ho, khạc đờm, rất khó chịu. Vậy làm thế nào để loại bỏ tình trạng này? Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn biết về thực hư việc chữa viêm phế quản bằng tỏi một cách đơn giản. Cùng tìm hiểu nhé.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là hiện tượng nhiễm trùng lớp niêm mạc đường hô hấp, điều này làm cho ống phế quản bị sưng và phù nề, đồng thời khiến cho đường kính phế quản bị thu hẹp, dẫn đến sự ngăn cản trao đổi khí trong cơ thể. Viêm phế quản gồm có 2 loại, đó là:

Viêm phế quản cấp tính

Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở những người không có tổn thương nào trước đó, tình trạng này thường do virus hoặc vi khuẩn hoặc là do cả hai gây ra. Nó thường sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.

Viêm phế quản cấp tính thường có biểu hiện không quá rõ ràng, có khả năng bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh cảm cúm hoặc bệnh cảm lạnh.

Nếu không phát hiện ra bệnh kịp thời, nó sẽ dẫn đến tái cấu trúc, chức năng đàn hồi của đường thở bị giảm đi, làm cho niêm mạc phế quản cũng như phổi tăng độ nhạy cảm với các yếu tố có hại khác. Điều này chính là vòng xoắn bệnh của viêm phế quản và phổi.

Viêm phế quản mãn tính

Tình trạng này sẽ kích thích không ngừng đến các ống phế quản. Điều này là một trong những lý do dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (còn gọi là COPD). Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nhiễm trùng đường thở, có thể kéo dài qua hàng tháng hoặc qua nhiều năm. Diễn biến của bệnh thường xảy ra một cách âm thầm và có thể bùng phát bệnh thành những đợt cấp tính.

Công dụng của tỏi là gì? Thực hư việc chữa viêm phế quản bằng tỏi 1
Viêm phế quản là loại bệnh liên quan đến đường hô hấp

Những công dụng của tỏi trong việc chữa viêm phế quản

Người bị viêm phế quản thường có những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, khó thở, thở khò khè, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, tức ngực, sốt…

Để chữa viêm phế quản ngoài việc dùng thuốc Tây, thì việc dùng tỏi cũng có thể cải thiện được các triệu chứng cũng như chữa viêm phế quản.

Chúng ta thường biết đến tỏi là một loại gia vị có trong các món ăn hàng ngày và tỏi cũng được biết đến là có tác dụng chữa bệnh. Theo nghiên cứu, tỏi có những công dụng như sau:

  • Thành phần allicin có nhiều trong tỏi tươi, chúng có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn cực tốt, có khả năng ức chế hoạt động của các loại vị khuẩn gây hại trong đường hô hấp.
  • Tỏi còn chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C cũng như các khoáng chất như đồng, sắt, kali, canxi, nhôm, selen… Những thành phần này có khả năng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, chữa cảm lạnh, cảm cúm, bệnh về huyết áp.
  • Ngoài ra, tỏi còn có thể hạn chế nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngăn ngừa vôi hoá ở tim, phòng chống cũng như hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư.
Công dụng của tỏi là gì? Thực hư việc chữa viêm phế quản bằng tỏi 2
Tỏi có công dụng hỗ trợ chữa trị bệnh cảm lạnh, cảm cúm

Thực hư việc chữa viêm phế quản bằng tỏi

Theo nghiên cứu, trong tỏi có chứa nhiều chất tinh dầu, cùng các loại chất kháng sinh như allicin có chức năng kháng khuẩn, hạn chế bệnh về đường hô hấp tái phát.

Vậy thực hư việc chữa viêm phế quản là như thế nào? Chính nhờ chức năng kháng khuẩn và chống viêm nên trong Đông y, tỏi được xem là một vị thuốc dùng để chữa nhiều bệnh lý viêm nhiễm và cho hiệu quả tốt, trong đó có bệnh viêm phế quản. Dưới đây là một số cách chữa viêm phế quản bằng tỏi có thể dùng, cụ thể như sau:

Tỏi và mật ong

Ngoài tỏi ra, mật ong cũng là một trong những chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống khuẩn, diệt trừ khuẩn. Khi kết hợp hai loại nguyên liệu này có tác dụng gia tăng khả năng kháng khuẩn, nên rất tốt cho quá trình hồi phục của người bệnh viêm phế quản. Cách làm như sau:

Nguyên liệu:

  • 600g tỏi ta;
  • 900g mật ong rừng.

Cách làm:

  • Đem tỏi đã được bóc vỏ sạch xay nhuyễn hoặc băm nhỏ ra.
  • Tiếp theo cho tỏi vừa chuẩn bị và mật ong vào nồi nhỏ, đun ở lửa nhỏ cho đến lúc hỗn hợp tỏi và mật ong keo và đặc sánh thì tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp trên nguội rồi cho vào lọ thuỷ tinh, đậy nắp kín, bảo quản nơi khô ráo. Mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần dùng 1 thìa.
Công dụng của tỏi là gì? Thực hư việc chữa viêm phế quản bằng tỏi 3
Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi có thể là dùng tỏi kết hợp với mật ong

Tỏi và sữa

Đây là phương pháp chữa viêm phế quản tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả. Cụ thể như sau:

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh tỏi;
  • 300ml sữa tươi.

Cách làm:

  • Đem tỏi đã bóc sạch vỏ băm nhỏ ra.
  • Cho tỏi băm vào nồi chứa sẵn sữa tươi khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Uống hỗn hợp này vào buổi tối trước khi ngủ.

Tỏi với đường đỏ và giấm ăn

Bài thuốc này đem lại hiệu quả khá tốt trong việc cải thiện tình trạng viêm phế quản. Cách làm cụ thể như sau:

Nguyên liệu

  • 500g tỏi;
  • 200g đường đỏ;
  • 500g giấm ăn.

Cách làm:

  • Đem tỏi đã bóc vỏ vào xay nhuyễn hoặc giã.
  • Cho tỏi, đường đỏ và giấm ăn vào một lọ, đậy nắp kín.
  • Ngâm hỗn hợp trên trong lọ khoảng nửa tháng rồi đem ra sử dụng. Khi dùng cần uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống từ 15 - 20 ml.

Trên đây là một số cách chữa viêm phế quản bằng tỏi tốt nhất được lưu truyền trong dân gian, được nhiều người bệnh áp dụng tại nhà và đã đạt được hiệu quả. Tuy nhiên, những cách chữa viêm phế quản bằng tỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo và tổng hợp, chứ không đưa ra lời khuyên hay cách chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế nào. Để biết rõ tình trạng viêm phế quản của bản thân, bạn vẫn nên đến cơ sở ý tế uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị viêm phế quản cách tốt nhất và hiệu quả.

Một số lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng tỏi

Mặc dù tỏi có công dụng rất hiệu quả trong việc chữa viêm phế quản, nhưng cũng cần phải lưu ý một số điều khi chữa viêm phế quản bằng tỏi.

  • Không nên lạm dùng tỏi để chữa bệnh bởi vì dùng tỏi nhiều có thể làm loãng máu. Nên dùng với lượng 4g tỏi/ngày. Đồng thời không dùng tỏi với những chất dẫn đến loãng máu khác.
  • Không dùng tỏi khi bụng đói bởi vì nó có thể gây kích thích dạ dày, hoặc làm nghiêm trọng tình trạng viêm loét dạ dày trước đó.
  • Chữa viêm phế quản bằng tỏi thì nên dùng kiên trì, thường xuyên, không nên ngày uống ngày không bởi vì có thể không đạt hiệu quả tốt trong quá trình chữa trị bệnh.
  • Khi chữa viêm phế quản bằng tỏi thì không nên tự ý ngưng thuốc Tây thay thế chỉ định của bác sĩ. Vì vậy hãy kết hợp chúng một cách hiệu quả để nhanh chóng khỏi bệnh nhé.
  • Khi dùng tỏi chữa viêm phế quản mà xuất hiện tình trạng đầy hơi, dạ dày khó chịu hoặc bị ngứa… thì nên dừng lại ngay bởi vì người bệnh có thể bị dị ứng. Tuy trường hợp này hiếm gặp nhưng nếu có gặp phải, thì nên ngưng dùng tỏi và đến bệnh viêm thăm khám, chữa trị nếu tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.
  • Không dùng tỏi chữa viêm phế quản cho người bị bệnh gan bởi vì nó có thể tác động đến sự bài tiết dịch tiêu hóa, khiến cho thức ăn tiêu hóa chậm. Bên cạnh đó, các chất bay hơi có trong tỏi có thể làm giảm lượng hemoglobin của hồng cầu, gây ra thiếu máu, khiến gan phải hoạt động nhiều để sản sinh ra máu cho cơ thể.
  • Nếu sau một thời gian chữa viêm phế quản bằng tỏi mà các triệu chứng của bệnh không giảm đi, mà còn trở nên trầm trọng hơn, thì nên đến bác sĩ để thăm khám và được điều trị kịp thời.
Công dụng của tỏi là gì? Thực hư việc chữa viêm phế quản bằng tỏi 4
Người mắc bệnh về gan thì không dùng cách chữa viêm phế quản bằng tỏi

Bài viết trên hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người biết cách sử dụng tỏi để chữa viêm phế quản cũng như các bệnh khác về đường hô hấp. Tuy nhiên những cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đã nói trên chỉ mang tính chất tham khảo, cách chữa hiệu quả nhất vẫn là đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Xem ngay: Bị viêm phế quản có nên tập thể dục không? Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa viêm phế quản

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.