Moderna và Pfizer là 2 loại vaccine quen thuộc được ứng dụng công nghệ mới mRNA tạo hiệu quả thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID. Ngoài ngừa COVID 19, các nhà khoa học còn tiếp tục nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trên các lĩnh vực y học, mở những cơ hội mới điều trị các căn bệnh như ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác.
Công nghệ mRNA là gì?
Công nghệ mRNA có tên được viết tắt của Messenger RNA, còn được gọi là RNA thông tin, là vật chất di truyền giúp cơ thể tạo ra protein. Bằng cách đưa RNA thông tin vào cơ thể thì sau đó cơ thể sẽ tự mình tổng hợp để tạo ra protein hay mảnh protein có khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh tật. Nhận ra điều này, các nhà khoa học bắt đầu ứng dụng công nghệ mRNA vào một lớp vỏ bao bọc giúp chúng không bị phá vỡ và đưa chúng vào cơ thể. Đây được gọi là vaccine mang công nghệ mRNA.
Vaccine công nghệ mRNA tạo ra các protein ngăn ngừa bệnh cho cơ thể
Ứng dụng công nghệ mRNA trong vaccine phòng Covid
Với cách thức hoạt động không giống như vaccine cổ điển là tạo ra kháng thể để chống lại bệnh truyền nhiễm. Vaccine của công nghệ mRNA sẽ dạy các tế bào của cơ thể con người cách tạo ra một loại protein hay một mảng protein. Những protein này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể con người, tạo kháng thể bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh nếu vi rút thực sự xâm nhập vào.
Cụ thể là, sau khi được đưa vào cơ thể các mRNA sẽ đi vào bên trong các tế bào miễn dịch tạo ra các mảng protein. Khi các mảng protein đã được tạo ra sẽ quay lại phá vỡ các mRNA và loại bỏ chúng. Tế bào sẽ cho phép các mảng protein này xuất hiện trên bề mặt, kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động. Nếu như chúng nhận ra những mảng protein nào không thuộc về cơ thể sẽ ngay lập tấp tạo ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập như những gì xảy ra trong lây nhiễm COVID 19. Dần dần, sau một thời gian, khi cơ thể sẽ học được cách chống lại COVID 19.
Công nghệ này được ứng dụng tạo ra 2 loại vaccine là Pfizer - BioNTech và Moderna đem lại hiệu quả khá thành công trong việc phòng chống mắc và lây lan COVID 19.
Vaccine Modera ứng dụng công nghệ mRNA ngăn ngừa COVID
Công nghệ mRNA - tìm năng chống lại những căn bệnh nguy hiểm khác
Không chỉ dừng lại ở 2 những loại vaccine phòng ngừa COVID 19. Các hãng dược phẩm lớn Pfizer và BioNTech cũng đã tiến hành cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine ngừa cúm sử dụng công nghệ mRNA.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ mRNA để ngừa ung thư, căn bệnh quái ác gây ra nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới. Đại học Duke (Mỹ) đã thực hiện kế hoạch thử nghiệm vaccine công nghệ mRNA ở các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối vào năm 2022. Nếu thành công thì công nghệ này sẽ kéo dài tuổi thọ của các bệnh nhân.
Những nhà khoa học ủng hộ công nghệ mRNA đã "tuyên bố" rằng các loại vaccine dùng công nghệ mRNA chỉ là khởi đồng, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng rộng rãi hơn để tạo ra nhưng cuộc cách mạng trong y học hiện đại.
Ngoài cúm và ung thư, mỗi năm bệnh sốt rét còn cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người. Đã có những loại vaccine ngăn ngừa căn bệnh sốt rét ác tính nhưng các nhà khoa học đã tìm ra cách ức chế trí nhớ miễn dịch thông qua một loại protein gọi là PMIF. Công nghệ mRNA ngay lập tức được sử dụng để tạo hệ thống miễn dịch tiêu diệt ký sinh sốt rét nhanh hơn, giúp bệnh nhẹ hơn tạo khả năng miễn dịch cao hơn trong tương lạ, hạn chế sự tử vong không mong muốn.
Vaccine công nghệ mRNA được nghiên cứu thử nghiệm trên các bệnh nhân ung thư vú tại Mỹ
Qua bài viết này Long Châu đã cung cấp cho các bạn thêm một số thông tin hữu ích nhằm hiểu rõ hơn về công nghệ mRNA. Hy vọng rằng công nghệ mới an toàn và hữu ích này sẽ được ứng dụng và sử dụng hiệu quả hơn để tạo ra nhiều loại vaccine cho hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn hạn chế lây nhiễm và giảm những triệu chứng bệnh nặng trong tương lai.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Vinmec