Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ở Việt Nam hiện nay thường xuất hiện một số loại cúm rất phổ biến, điển hình trong đó là cúm B. Mặc dù được biết rằng cúm B có những triệu chứng đỡ nguy hiểm hơn so với các loại cúm khác như cúm A, cúm C, nhưng chúng ta vẫn cần phải có những biện pháp phòng ngừa và chữa trị đúng cách khi gặp loại cúm này.
Cúm B được gây ra bởi virus chỉ tìm thấy ở người, mặc dù vậy, bệnh cúm B không gây ra đại dịch ở người. Cúm B đôi khi cũng cực kỳ có hại, vậy nó sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cúm B tại đây.
Cúm B là một bệnh lý được gây ra do virus lành tính. Loại virus cúm này gây ra bệnh cúm thông thường, không có quá nhiều vấn đề nghiêm trọng khi bị nhiễm. Bệnh cúm B có thể lây qua đường hô hấp và thường sẽ ủ bệnh trong khoảng từ 1 ngày đến 3 ngày liên tiếp và sau đó sẽ diễn biến bệnh trong vòng 3 ngày đến 5 ngày.
Cúm B được gây ra do loại virus cúm có ít biến đổi về cấu trúc của kháng nguyên và nó chỉ có thể dẫn đến những bệnh cúm thông thường cũng như cúm tản phát, diễn biến của cúm thường nhẹ nhàng, nó có thể kết hợp cùng một số loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp khác để gây thành dịch mặc dù bản thân nó không thể tạo thành đại dịch.
Bệnh cúm này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tất cả mọi người đều có khả năng bị nhiễm cúm B đặc biệt hơn là những đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, những người lớn tuổi, đối tượng người bệnh có sức khỏe yếu do suy giảm hệ miễn dịch cơ thể và những người bị mắc các bệnh mạn tính.
Cúm B có thể tự khỏi mà không cần bất cứ tác động trị liệu nào khác. Tuy nhiên sau khi bị nhiễm virus cúm B thì thời gian miễn dịch sẽ ngắn, nó có hiệu lực miễn dịch trong vòng 1 năm và người bệnh có thể bị tái nhiễm sau khoảng thời gian đó. Do đây là bệnh lưu hành quanh năm, thường thì khi gặp thời tiết đông xuân sẽ là điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc phát triển bệnh cúm.
Không chỉ thế, khi ở trong môi trường vệ sinh yếu kém, người dân không được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về phòng chống bệnh và chữa bệnh, không hình thành được thói quen tiếp cận với các dịch vụ y tế đối với những đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Khi bạn bị nhiễm, thường sẽ thấy có những biểu hiện của cúm B qua các triệu chứng sau đây:
Các triệu chứng hay biểu hiện cúm B xuất hiện ở đường hô hấp thường sẽ bị nhầm lẫn với những bệnh thuộc nhóm bệnh của đường hô hấp trên bao gồm:
Người nhiễm cúm B sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau
Thậm chí là khi các triệu chứng của đường hô hấp nghiêm trọng dần lên đến đến những biến chứng có hại cho sức khỏe. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn của bệnh cúm B như:
Khi mắc bệnh sẽ có một số những biểu hiện cúm B phổ biến của bệnh cúm như sốt cao đến hơn 40 độ C. Cần chú ý hơn khi không có dấu hiệu hạ sốt. Không những thế cúm B còn có thể gặp những biểu hiện toàn thân như sau:
Khi không may mắc phải cúm B, người bệnh có thể gặp một số vấn đề tại đường tiêu hóa, chẳng hạn như các triệu chứng sau đây:
Khi mắc cúm B chúng ta không nên chủ quan về những biểu hiện cúm được cho là phát bệnh nhẹ và thông thường vì rất có thể khi bị mắc bệnh cúm này sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như sau:
Cúm B thường có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên thường người bệnh rất chủ quan khi theo dõi sức khỏe của bản thân mình từ đó mà dẫn đến những biến chứng khó lường trước và gây khó khăn khi điều trị. Vậy nên nếu như có các biểu hiện nghi ngờ bản thân bị nhiễm cúm B cần đến ngay những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để cho tình trạng bệnh thêm nặng và kéo dài dai dẳng gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng.
Dựa vào những theo dõi sức khỏe của từng người, tùy từng trường hợp bệnh mà sẽ được chỉ định cụ thể từ bác sĩ đối với người mắc nhiễm cúm B để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cộng đồng khỏi cúm B thì mỗi cá nhân cũng cần tự ý thức được những biện pháp phòng cúm hiệu quả: Đeo khẩu trang khi có tiếp xúc với những người nghi bị cúm B, tăng cường vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trong các khu vực chung khi ho khạc.
Nên thực hiện tiêm phòng vaccine cúm định kỳ hằng năm, đặc biệt là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm cao như trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 8 tuổi, người có bệnh mạn tính, sức đề kháng kém…
Chú ý không nên tự mua thuốc uống và điều trị bừa bãi qua những phỏng đoán, sử dụng thuốc phải phù hợp theo chỉ định của bác sĩ ở những trung tâm y tế.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cúm B mà các bạn cần tìm hiểu. Hy vọng rằng qua bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích để phòng và hiểu rõ hơn về bệnh cúm B. Cảm ơn bạn đọc đã ghé qua trang Web Nhà Thuốc Long Châu cùng với những kiến thức về sức khỏe bổ ích, hãy theo dõi trang Web để luôn cập nhật được những thông tin mới nhất về những điều bổ ích đáng được quan tâm về sức khỏe cộng đồng nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.