Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Cường giáp dưới lâm sàng có nguy hiểm không?

Ngày 19/07/2023
Kích thước chữ

Cường giáp dưới lâm sàng là bệnh cường giáp sớm với biểu hiện là bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng. Cường giáp là một bệnh lý nội tiết khá phổ biến nhưng hiếm gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau.

Cường giáp dưới lâm sàng chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện, tuy nhiên bệnh tuyến giáp vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người mắc phải. Việc chẩn đoán cường giáp dưới lâm sàng hoàn toàn phải dựa vào những xét nghiệm sinh hóa.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Cường giáp dưới lâm sàng cần chẩn đoán về mặt xét nghiệm sinh hóa để nhận biết. Người bệnh bị cường giáp dưới lâm sàng có thể không hoặc có rất ít những triệu chứng của cường giáp. Bệnh còn là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn hormon tuyến yên - một cơ quan kích thích tuyến giáp sản xuất hormon quan trọng của cơ thể.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Cường giáp dưới lâm sàng có nguy hiểm không? 1
Người bị cường giáp dưới lâm sàng thường có ít biểu hiện triệu chứng

Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, dưới thanh quản và trên khí quản. Tuyến giáp có khả năng sản sinh ra hai loại hormon là thyroxin (T4) và triiodothyronine (T3). Hai loại hormon này được điều hòa bởi một loại hormon sinh ra từ tuyến yên là TSH. Khi nồng độ hormon T3 và T4 của tuyến giáp sản xuất ra thấp, tuyến yên sẽ tiết ra nhiều hormon TSH để kích thích tuyến giáp tiết ra nhiều hormon T3, T4 hơn. Ngược lại, khi tuyến yên phát hiện có quá nhiều lượng hormon T3 và T4 được tiết ra thì nó sẽ giảm sản xuất ra hormon TSH. Các chỉ số này trong phạm vi bình thường như sau:

  • Nồng độ hormon T3 được coi là bình thường khi ở trong khoảng 0,202 - 0,443 ng/dl.
  • Nồng độ hormon T4 được coi là bình thường khi ở trong khoảng 0,932 - 1,71 ng/dl.
  • Nồng độ hormon TSH được coi là bình thường khi ở trong khoảng 0,4 - 4,94 microIU/ml.

Bệnh cường giáp là tình trạng lượng hormon T3 và T4 được tuyến giáp sản xuất quá nhiều, còn lượng hormon TSH có thể giữ nguyên hoặc tăng. Dựa vào chỉ số TSH, người ta phân loại cường giáp dưới lâm sàng thành hai cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ I: Mức độ nhẹ, nồng độ TSH trong khoảng 0,1 - 0,4.
  • Cấp độ II: Mức độ nặng, nồng độ TSH thấp hơn 0,1.

Nguyên nhân dẫn tới cường giáp dưới lâm sàng

Nhiều người thắc mắc cường giáp có phải là bướu cổ không hay phải là ung thư không? Câu trả lời là không. Theo những nghiên cứu khoa học cho thấy rối loạn hệ miễn dịch có thể là căn nguyên chính dẫn đến căn bệnh này. Ở cơ thể mỗi người, hệ miễn dịch chính là hàng rào quan trọng bảo vệ chúng ta tránh khỏi nguy cơ xâm nhập và gây bệnh từ các loại vi khuẩn, virus… Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân cường giáp dưới lâm sàng thì hệ miễn dịch của họ có thể bị suy yếu hoặc rối loạn. Khiến cho tuyến yên hiểu nhầm rằng tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều lượng hormon T3 và T4, từ đó tuyến yên sẽ giảm sản xuất hormon TSH.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh cường giáp dưới lâm sàng như: Viêm tuyến giáp, u tuyến giáp hay bướu cổ basedow ở mức độ nhẹ… Mặc dù không gây quá nhiều nguy hiểm ngay lập tức tới người bệnh, nhưng cường giáp dưới lâm sàng vẫn là một căn bệnh không nên chủ quan và cần theo dõi thường xuyên để có những cách xử trí kịp thời.

Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Cường giáp dưới lâm sàng có nguy hiểm không? 2
Rối loạn miễn dịch có thể là căn nguyên chính gây cường giáp dưới lâm sàng

Triệu chứng của cường giáp dưới lâm sàng

Dưới đây là một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp dưới lâm sàng:

  • Sợ nóng: Người bệnh bị mắc cường giáp dưới lâm sàng thường sợ thời tiết nóng bức và nhiệt độ cao. Đôi khi, với thời tiết không quá nóng, cơ thể của người bình thường vẫn cảm thấy thoải mái. Nhưng đối với những người mắc cường giáp dưới lâm sàng họ lại cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và nóng nực.
  • Tim gặp các bất thường: Đập nhanh hoặc có thể loạn nhịp tim, đánh trống ngực làm người bệnh có cảm giác bồn chồn, lo lắng.
  • Run tay: Bệnh nhân tay run với biên độ nhỏ, tình trạng này có thể tăng lên khi người bệnh tập trung làm việc hay bị xúc động.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Nếu chế độ ăn vẫn giữ nguyên, thậm chí ăn nhiều hơn bình thường mà vẫn bị sụt cân thì có thể đó chính là biểu hiện của bệnh. Bệnh nhân nên tìm hiểu rõ cường giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để xây dựng thực đơn phù hợp.
  • Rối loạn tiêu hoá: Bệnh lý làm người bệnh có thể bị tiêu chảy do tăng nhu động ruột hoặc đường tiêu hoá giảm tiết dịch.
  • Stress: Người bệnh dễ bị căng thẳng, khó chịu, lo âu… Có thể nổi nóng mà không rõ nguyên nhân.
  • Khó ngủ: Người bệnh khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm nhưng sáng lại thức sớm hơn bình thường.
  • Vận động kém: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu sức…
  • Ra mồ hôi nhiều hơn bình thường: Ngay cả khi không vận động, người bệnh vẫn có thể đổ nhiều mồ hôi.
Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Cường giáp dưới lâm sàng có nguy hiểm không? 3
Nếu đột nhiên bị sút cân thì có thể do bạn đang bị cường giáp

Chẩn đoán và điều trị cường giáp dưới lâm sàng

Bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu và rất hiếm trường hợp có triệu chứng điển hình nêu ở trên. Vậy nên, việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào xét nghiệm máu về các chỉ số T3, T4 và TSH. Nồng độ TSH trong huyết thanh có thể chỉ giảm thoáng qua, vì vậy để xác định chẩn đoán chính xác hơn cần đo các chỉ số TSH, T3 và T4 nên được lặp lại sau một đến ba tháng. Bệnh nhân nên tìm hiểu nơi điều trị bệnh cường giáp ở đâu tốt nhất TPHCM để lựa chọn cơ sở điều trị uy tín.

Việc điều trị bệnh cường giáp dưới lâm sàng phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Có thể lấy ví dụ như ở những người mắc bướu giáp đa nhân lâu dần dẫn tới tình trạng cường giáp ở thể dưới lâm sàng thì người bệnh cần điều trị bằng iốt phóng xạ. Còn đối với những bệnh nhân bị bệnh do mắc Graves thì người bệnh sẽ thường được điều trị kết hợp giữa thuốc kháng giáp và iốt phóng xạ, thuốc điều trị cường giáp thyrozol là một trong những thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cường giáp uống ích giáp vương được không hay các loại thực phẩm chức năng khác để bổ trợ quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

Dưới đây là một số phương pháp có thể sẽ giúp bạn phòng ngừa được những bệnh lý về tuyến giáp:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn nhất là khi phát hiện được những dấu hiệu bất thường vùng cổ. Đặc biệt, với những người có nguy cơ cao bị mắc ung thư tuyến giáp lại càng phải chú ý đi khám sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học. Nên bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho tuyến giáp như các loại hải sản, các loại rau màu xanh, rong biển, thịt bò, sữa chua… Tuy nhiên, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải vì có thể dẫn tới phản tác dụng nếu ăn quá nhiều.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao và nên duy trì cân nặng ở mức trung bình.
  • Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích để phòng tránh ung thư tuyến giáp cùng nhiều những bệnh lý khác.
Cường giáp dưới lâm sàng là gì? Cường giáp dưới lâm sàng có nguy hiểm không? 4
Khám sức khỏe định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh cường giáp 

Cường giáp dưới lâm sàng tuy là một bệnh lý hiếm gặp và chúng ít gây nguy hiểm, nhưng lại có thể tiến triển thành bệnh cường giáp bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, người bệnh không nên xem thường căn bệnh này mà hãy chú ý tới việc chăm sóc sức khoẻ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin