Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xét nghiệm TSH là một trong những xét nghiệm chức năng tuyến giáp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về loại xét nghiệm này thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây.
Rối loạn chức năng tuyến giáp là một tình trạng phổ biến thường gặp. Thậm chí, trong một số trường hợp, bị rối loạn tuyến giáp còn không hề có biểu hiện triệu chứng lâm sàng điển hình. Khi đó, xét nghiệm TSH đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán chức năng tuyến giáp.
Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm TSH thì trước tiên, các bạn cần biết rõ TSH là gì? TSH thực ra là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 28.000 dalton và thường có tên gọi khác là “hormone kích thích tuyến giáp”. Hormone này được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên và dưới sự kiểm soát của hormon TRH vùng dưới đồi.
Trong trường hợp cơ thể bị stress hoặc tâm thần vùng dưới đồi bị sẽ kích thích giải phóng hormone hướng tuyến giáp (TRH) hoặc nồng độ hormone bên trong dòng tuần hoàn giảm xuống. Hệ quả của 2 trường hợp trên là TRH kích thích thùy trước tuyến yên để sản xuất ra TSH - chính là các hormone kích thích tuyến giáp. Sau đó, TSH sẽ kích thích giải phóng T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine). Đây cũng chính là mối liên hệ đặc biệt, để kiểm tra được tình trạng của tuyến giáp trong cơ thể có bình thường hay không?
Như đã nói, TSH là hormone kích thích tuyến giáp. Vì thế, xét nghiệm TSH có mục đích là kiểm tra xem tuyến giáp hoạt động có bình thường hay không? Đồng thời, cũng có thể chẩn đoán được một số bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tuyến giáp như cường giáp hoặc suy giáp. Không những vậy, xét nghiệm này còn giúp xác định được nguồn gốc và nguyên nhân gây nên sự rối loạn chức năng tuyến giáp. Từ đó, sẽ có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời.
Kết quả của xét nghiệm còn được áp dụng để theo dõi quá trình điều trị các bệnh lý về tuyến giáp cũng như dự đoán về khả năng tái phát của bệnh sau quá trình điều trị. Ví dụ, trong bệnh lý bướu giáp nhiễm độc (Basedow), trong 1 thời gian dài mà chỉ số TSH cứ thấp thì có nghĩa là thuốc không đáp ứng được bệnh và khả năng tái phát bệnh rất cao.
Thông thường, chỉ số TSH sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cũng không hề có sự khác biệt giữa nam và nữ. Mà trên thực tế, TSH có xu hướng tăng lên khi một người già đi. Đồng thời, nếu là phụ nữ thì lượng hormone này cũng sẽ thay đổi trong thời gian mang thai.
Theo nghiên cứu, kết quả của xét nghiệm TSH nằm trong phạm vi bình thường, dao động từ 0,4 mU/l - 4,0 mU/l. Còn khi kết quả vượt ngoài ngưỡng trên, có thể bạn đã bị suy giáp hoặc cường giáp.
TSH cao, tức là tuyến giáp của bạn đang hoạt động kém (suy giáp). Cụ thể, nếu tuyến giáp hoạt động không tốt và sản xuất ít hormone, khi đó tuyến yên kích thích càng nhiều TSH. Mục đích là để tuyến giáp nhận tín hiệu và biết tạo ra hormone bị thiếu hụt. Trường hợp được cho là suy giáp nhẹ khi TSH ở mức 4 mU/l - 10 mU/l và suy giáp nặng khi TSH > 10 mU/l.
Trường hợp tuyến giáp của một người tiết nhiều hormone, tuyến yên sẽ sản xuất ít TSH hơn. Kết quả xét nghiệm TSH thấp cho thấy bạn có thể gặp một hoặc các vấn đề như sau:
Quá trình tiến hành xét nghiệm TSH đơn giản chỉ là lấy một ít máu của cơ thể con người vào buổi sáng. Bạn sẽ không cảm thấy quá đau sau khi lấy máu, tuy nhiên có thể sẽ xuất hiện vết bầm trên tay. Sau đó, phần máu sẽ được mang đến phòng thí nghiệm chuyên dụng để phân tích kỹ lưỡng.
Nhiều bác sĩ, nhân viên y tế khuyên rằng, tốt nhất bạn nên thực hiện việc lấy máu này vào buổi sáng. Lý do là bởi chỉ số TSH có thể dao động trong suốt cả ngày. Đồng thời, cũng không cần chuẩn bị nhiều trước khi xét nghiệm, như nhịn ăn qua đêm… Thế nhưng, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như dopamine hoặc lithium thì cần phải ngừng sử dụng chúng trước.
Trong quá trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp với mục đích đưa nồng độ TSH về mức bình thường và để chắc chắn rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc đúng liều, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ, xét nghiệm TSH sau 1 tháng/lần trong 6 tháng đầu, còn các tháng sau thì 3 tháng 1 lần.
Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến xét nghiệm TSH cũng như ý nghĩa của xét nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp. Mong rằng từ đó các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ để phòng tránh bệnh và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình, những người thân yêu tốt hơn.
Xem thêm: Xét nghiệm CA 125 là gì và ý nghĩa của xét nghiệm CA 125?
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.