Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh tuy là một căn bệnh hiếm gặp song lại rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe nếu không được phát hiện sớm cũng như có hướng điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đa hồng cầu là gì? Cha mẹ cần làm gì khi bé mắc bệnh đa hồng cầu? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về căn bệnh này nhé.
Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh chủ yếu gặp ở những trường hợp người mẹ trong máu có Rh- gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các chuyên gia y khoa đánh giá đây là một căn bệnh khó phòng và khó chữa. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết sức khỏe hôm nay nhé.
Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh là một trong những dạng bệnh lý liên quan đến rối loạn sản xuất tế bào máu và hồng cầu. Bệnh xảy ra khi có sự tăng sinh bất thường của hồng cầu trong máu khiến máu có độ nhớt và cô đặc hơn. Điều này gây khó khăn cho việc lưu thông máu, nhất là đối với những mạch máu nhỏ. Máu lưu thông chậm có thể gây rối loạn tưới máu mô, đồng thời cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các mô và cơ quan trong cơ thể.
Khi hình thành các cục máu đông gây ra bởi bệnh đa hồng cầu hay hồng cầu niệu, trẻ sơ sinh có thể phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến như nhồi máu não, các biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, viêm ruột hoại tử… Do vậy, để phòng tránh được những biến chứng sức khỏe nguy hiểm này, bệnh cần được phát hiện sớm, xử trí cũng như can thiệp kịp thời.
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng bệnh đa hồng cầu gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh. Như đã trình bày ở trên, sự gia tăng số lượng hồng cầu trong máu sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các mô và cơ quan trong cơ thể ngược lại với tình trạng thiếu hồng cầu ở cơ thể.
Ngoài ra, căn bệnh này còn có thể tiến triển thành bệnh máu đặc và như bạn đã biết, những cục máu đông cực kì nguy hiểm có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, kèm theo rất nhiều những rủi ro sức khỏe khác.
Một câu hỏi đặt ra: Trẻ bị đa hồng cầu sống được bao lâu? Tiên lượng của trẻ sơ sinh mắc đa hồng cầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian phát hiện bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ, tình trạng bệnh cũng như đáp ứng điều trị cho trẻ.
Chính vì thế, để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm và chú ý chăm sóc trẻ thật tốt thông qua việc cho trẻ ăn uống điều độ và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều hóa chất… Đặc biệt cho trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Tính đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số yếu tố được đánh giá là có nguy cơ gây bệnh phải kể đến đó là:
Máu từ nhau thai truyền sang con được đánh giá là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh, gặp trong trường hợp:
Kém nuôi dưỡng nhau thai thường gặp trong trường hợp suy dinh dưỡng do mẹ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất hoặc mẹ thường xuyên làm việc quá sức, mẹ bị cao huyết áp thai kỳ do nhiễm độc thai nghén hoặc bệnh thận mãn tính, mẹ mắc bệnh tim phổi mãn tính, trong một số trường hợp thai già tháng hoặc mẹ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh còn có thể xuất phát từ việc mẹ có bệnh nền, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ, những thai phụ mang bầu quá to hoặc có dấu hiệu xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Ngoài ra, trong một số trường hợp mẹ sử dụng propranolol cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu ở trẻ.
Về phía thai nhi, việc thai nhi có một số bất thường về nhiễm sắc thể, trẻ bị cường thận bẩm sinh, hội chứng Beckwith-Wiedemann, suy giáp bẩm sinh… cũng làm tăng nguy cơ mắc đa hồng cầu.
Khi mắc bệnh đa hồng cầu, trẻ sơ sinh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
Cùng với các triệu chứng lâm sàng kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để có thể đưa ra được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất và hướng điều trị phù hợp.
Xét nghiệm đo tỷ lệ phần trăm tế bào hồng cầu trong máu tĩnh mạch ngoại biên hoặc từ cuống rốn của trẻ là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán được áp dụng rộng rãi. Ngoài ra, trẻ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm công thức máu để xác định số lượng hồng cầu, xét nghiệm bilirubin trong máu, số lượng hồng cầu có nhân và hồng cầu lưới… Cụ thể, trẻ bị bệnh đa hồng cầu khi:
Tùy vào mức độ, triệu chứng cũng như từng trường hợp bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Trên thực tế, bệnh đa hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường không có những triệu chứng đặc hiệu, thậm chí là không xuất hiện triệu chứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để kịp thời nhận biết bệnh và đưa trẻ đi khám sớm nhằm có hướng điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng. Chúc mẹ và bé luôn bình an và khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.