Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy đến các tế bào khắp cơ thể và vận chuyển khí carbon dioxide do các tế bào thải ra đến phổi. Một chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ giúp sản xuất đủ các tế bào hồng cầu. Hiểu được cấu trúc và chức năng của các tế bào hồng cầu sẽ giúp bạn xác định cách ngăn ngừa và cải thiện sức khỏe cũng như tránh các bệnh liên quan đến thiếu hoặc thừa hồng cầu.
Máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương, huyết tương là phần lỏng của máu. Đây là chất dịch vận chuyển các tế bào máu. Hồng cầu là tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy và đóng vai trò quan trọng quá trình sống của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chức năng của hồng cầu, số lượng hồng cầu như thế nào là bình thường.
Hồng cầu là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu và chiếm 40 - 45% thể tích máu. Chỉ 2 - 3 giọt máu có thể chứa khoảng một tỷ tế bào hồng cầu. Ngoài hồng cầu, máu còn chứa hai loại tế bào khác là bạch cầu và tiểu cầu cùng với huyết tương.
Các tế bào hồng cầu được sản xuất liên tục trong tủy xương, nhưng quá trình sản xuất hồng cầu được kiểm soát bởi erythropoietin, một loại hormone được sản xuất chủ yếu bởi thận. Cơ thể người trưởng thành trung bình sản xuất 2 - 3 triệu tế bào hồng cầu mỗi giây, tương đương với khoảng 200 tỷ tế bào hồng cầu mỗi ngày. Phải mất 7 ngày để một tế bào hồng cầu trưởng thành và được đưa vào máu.
Hồng cầu có đường kính khoảng 6 micron, lớn hơn tiểu cầu và nhỏ hơn bạch cầu. Hình dạng của một tế bào hồng cầu là một đĩa phẳng, hai mặt lõm ở giữa. Không giống như nhiều tế bào khác, hồng cầu không có nhân và nhỏ, cho phép chúng thay đổi hình dạng linh hoạt và chảy qua các mạch máu lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân làm hạn chế tuổi thọ của các tế bào hồng cầu. Chúng thường chỉ tồn tại trung bình khoảng 120 ngày, thực hiện các chức năng của tế bào hồng cầu sau đó bị tiêu hủy trong lá lách.
Các tế bào hồng cầu chứa một loại protein đặc biệt gọi là hemoglobin. Thành phần này đảm nhiệm chức năng tạo hồng cầu. Oxy và carbon dioxide gắn với hemoglobin để di chuyển trong máu. Ngoài ra, hemoglobin là một thành phần làm cho máu có màu đỏ đặc trưng.
Chức năng của hồng cầu là giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô của cơ thể và sau đó đưa carbon dioxide từ các mô đó đến phổi để loại bỏ ra khỏi cơ thể bằng cách thở ra. Chức năng của hồng cầu có đáp ứng nhu cầu trao đổi khí của cơ thể hay không còn liên quan đến số lượng hồng cầu khỏe mạnh.
Số lượng hồng cầu thay đổi theo nhiều yếu tố bao gồm giới tính và tuổi tác. Mức hemoglobin bình thường là từ 13 - 18 g/dl ở nam giới và từ 11.5 - 15 g/dl ở nữ giới. Tổng số hồng cầu khoảng 3.5 - 6 triệu trên mm3 máu, thay đổi theo độ tuổi, giới tính và quá trình mang thai ở phụ nữ.
Hầu hết mọi người thường không quan tâm các tế bào hồng cầu có đang bị thừa hoặc thiếu hay không trừ khi có các vấn đề sức khỏe liên quan. Các tế bào hồng cầu bất thường có thể do thuốc, thiếu sắt, chế độ ăn uống hay do di truyền,… Trong đó, số lượng hồng cầu thấp hoặc cao có thể là lời cảnh báo về các vấn đề sức khỏe.
Số lượng hồng cầu thấp thường do bệnh thiếu máu. Đây là tình trạng các tế bào hồng cầu quá ít để mang oxy đi khắp cơ thể. Những người bị thiếu máu có các tế bào hồng cầu bất thường về hình dạng, kích thước hoặc cấu trúc. Các tế bào hồng cầu không được sản xuất đủ hoặc bị phá hủy nhanh chóng nên không thể hoạt động bình thường. Các triệu chứng thiếu máu bao gồm mệt mỏi, nhịp tim nhanh, da nhợt nhạt, ớn lạnh và trong trường hợp nghiêm trọng là suy tim. Những đứa trẻ không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh sẽ tăng trưởng và phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác. Những triệu chứng này cho thấy tầm quan trọng và chức năng của hồng cầu trong cơ thể con người. Ngoài ra, số lượng hồng cầu thấp có thể do các bệnh lý sau:
Số lượng hồng cầu có thể bị giảm do tác dụng của một số loại thuốc hoặc do thiếu hụt chất dinh dưỡng (sắt, đồng, vitamin B6, vitamin B12 hoặc axit folic).
Một số bệnh di truyền như thalassemia ảnh hưởng đến máu của bạn. Những người mắc bệnh thalassemia không sản xuất đủ huyết sắc tố khỏe mạnh và các tế bào hồng cầu rất dễ vỡ hoặc bị phá hủy.
Chức năng của các tế bào hồng cầu là mang oxy từ phổi đến các mô khắp cơ thể. Do đó, số lượng tế bào hồng cầu tự do cao có thể là do lượng oxy bị hạn chế hoặc tình trạng bệnh lý làm tăng sản xuất hồng cầu. Mặc dù hiếm gặp, nhưng số lượng hồng cầu tăng cao có thể do một số bệnh lý như:
Để tạo hồng cầu phục vụ cho các hoạt động của cơ thể, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học:
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng của hồng cầu và các vấn đề sức khỏe liên quan. Từ đó bạn sẽ quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe hồng cầu nói riêng và sức khỏe nói chung.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Hellobacsi
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.