Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh phong vùi là một căn bệnh có từ lâu đời, xuất hiện từ những năm 1400 trước Công nguyên. Bệnh không gây chết người nhưng dẫn đến những dị tật ở tay, chân,… làm cho người bệnh bị kỳ thị. Nguyên nhân gây bệnh là do trực khuẩn phong. Bạn có thể tìm hiểu tiếp dấu hiệu và cách phòng ngừa trong bài viết sau.
Trước đây, bệnh phong được biết đến là căn bệnh nan y bị xã hội kỳ thị. Biến chứng dẫn đến biến dạng chân tay, tàn tật. Tuy nhiên, ngày nay bệnh phong có thể được điều trị hiệu quả và không để lại hậu quả nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều người có thắc mắc bệnh phong có lây không và cách phòng tránh như thế nào?
Để hiểu rõ thêm về căn bệnh này, mời bạn khám phá một vài thông tin cơ bản ngay dưới đây nhé!
Bệnh phong do vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra. Cơ chế lây truyền chính xác của bệnh phong vẫn chưa được làm rõ. Nhưng những năm gần đây, thống kê cho thấy bệnh lây truyền qua đường hô hấp đang gia tăng. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền qua côn trùng, vật trung gian.
Bệnh phong ảnh hưởng đến thần kinh của các chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên gây loét da, tổn thương thần kinh và yếu cơ. Bệnh nếu không được nhận biết và điều trị sớm có thể gây biến dạng về thể chất, thậm chí là tàn tật vĩnh viễn. Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể xảy ra nếu bệnh này không được điều trị kịp thời:
Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh phong:
Sau khi tìm hiểu bệnh phong là gì và dựa trên nghiên cứu lâm sàng trong hệ thống Ridley-Jopling, bệnh phong được chia thành 5 cấp độ dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới WHO còn có cách phân loại bệnh phong khác, theo đó bệnh được chia thành 2 nhóm chính:
Trước đây, bệnh nhân phong thường bị nhiều người kỳ thị vì lo ngại nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vậy thực chất bệnh phong có lây không? Câu trả lời là có, bệnh phong có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, tốc độ lây truyền thường rất chậm. Vi khuẩn thường được tìm thấy trong dịch tiết đường hô hấp, chẳng hạn như ở mũi, họng của bệnh nhân và cũng có thể xuất hiện ở dịch tiết khi có vết thương hở. Vì vậy, đường lây truyền chủ yếu của bệnh là đường hô hấp và tiếp xúc. Cụ thể như:
Thời gian ủ bệnh của bệnh phong khoảng 5 năm, cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không có triệu chứng gì trong khoảng 20 năm kể từ khi nhiễm khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh phong cũng có tốc độ sinh trưởng rất chậm nên tỷ lệ lây nhiễm cũng khá thấp.
Bệnh phong tuy không lây lan cũng như không ảnh hưởng gì đến mọi người xung quanh, nhưng di chứng căn bệnh này để lại là những vết sẹo mất thẩm mỹ. Để giải quyết được vấn đề này bạn nên có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh từ sớm.
Bệnh phong có thể chữa khỏi. Điều trị phụ thuộc vào từng loại bệnh phong. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị lâu dài với sự kết hợp của 2 loại kháng sinh trở lên kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Những người có dấu hiệu nặng của bệnh phong cần dùng kháng sinh lâu hơn. Tuy nhiên thuốc kháng sinh không thể điều trị các dây thần kinh bị tổn thương.
Thuốc chống viêm được sử dụng để kiểm soát cơn đau thần kinh và tổn thương liên quan đến bệnh phong. Bên cạnh đó người bệnh phong sẽ được dùng một loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp điều trị các nốt sần trên da do bệnh phong. Tuy nhiên cũng có loại thuốc ức chế mạnh miễn dịch gây ra các dị tật bẩm sinh nên chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai.
Để phòng tránh bệnh phong, bạn cần tuân thủ những điều sau:
Có thể nói với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh phong cùi không còn là căn bệnh quá nguy hiểm có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, mọi người không được chủ quan và giữ vững tinh thần phòng bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng hoặc để bệnh diễn biến quá nặng gây hậu quả đáng tiếc.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.