Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đắp mặt nạ nên nằm hay ngồi thì sẽ đem đến tác dụng tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ trăn trở này và cung cấp nhiều thông tin thú vị xoay quanh chủ đề đắp mặt nạ.
Đắp mặt nạ là một trong những phương pháp dưỡng da vừa đơn giản, vừa mang lại hiệu quả cao. Vậy đắp mặt nạ nên nằm hay ngồi, quy trình chuẩn chỉnh bao gồm những bước nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Việc đắp mặt nạ nên nằm hay ngồi còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thông thường, đối với những mặt nạ thấm nhiều dưỡng chất và không tự khô, bạn nên nằm để tinh chất không bị rơi rớt theo chiều trọng lực.
Thêm nữa, khi ở trạng thái nằm, dưỡng chất sẽ tiếp cận lỗ chân lông, bề mặt da theo hướng vuông góc, diện tích tiếp xúc lớn hơn nên hiệu quả thu nhận dưỡng chất cũng cao hơn hẳn. Đó là chưa kể đến việc nằm nghỉ ngơi sẽ giúp bạn tận dụng thời gian để thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Như vậy tác dụng dưỡng da bằng mặt nạ cũng được tăng cường.
Tuy nhiên nói qua cũng phải nói lại, có một số loại mặt nạ bạn vẫn có thể ngồi khi “đắp” chúng lên mặt. Ví dụ như mặt nạ đất sét, mặt nạ bùn khoáng - những đại diện có khả năng tự khô lại trên da. Vậy nên bạn cần hiểu rõ bản chất của từng loại mặt nạ, đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng chúng theo cách phù hợp nhất.
Qua những phân tích trên, hẳn bây giờ bạn đọc đã biết đắp mặt nạ nên nằm hay ngồi rồi chứ?
Khi sử dụng mặt nạ sai cách thì không chỉ không tận dụng hết công năng của chúng mà còn có thể làm phát sinh nhiều vấn đề trên da. Và dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ mà bạn cần lưu ý:
Dưới đây là quy trình đắp mặt nạ đúng cácn mà bạn cần tham khảo nếu muốn phát huy tối đa tác dụng của phương thức dưỡng da này:
Bước 1: Chọn loại mặt nạ tương thích với nền da hiện có
Như đã nhắc qua ở trên, nếu bạn đắp loại mặt nạ không phù hợp thì việc dưỡng da sẽ trở thành công cốc. Chính vì thế chúng ta cần phải lựa chọn loại mặt nạ tương thích với nền da hiện có để tối ưu hiệu quả nhận về và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.
Đối với da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu, bạn nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, thân thiện và lành tính. Ngoài ra, hãy tìm đến những dòng mặt nạ có tác dụng làm sạch sâu, hút dầu hờn, thanh tẩy lớp tế bào sừng bì, điển hình như mặt nạ đất sét và bùn khoáng.
Với da thường và da khô thì cấp ẩm và khóa ẩm là những công dụng cần được đặc biệt chú ý khi lựa chọn mặt nạ. Khi da đủ ẩm, bề mặt sẽ luôn căng mọng, sáng khỏe. Hàng rào bảo vệ tự nhiên được củng cố nên giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
Bước 2: Làm sạch da
Mục đích của việc làm sạch là mở lối cho hành trình tiếp cận da của các tinh chất có trong mặt nạ. Ngoài ra, việc vệ sinh da đúng cách còn giúp bạn phòng chống, giảm thiểu các vấn đề da liễu khác như mụn, lỗ chân lông to, da sần bì,...
Khi chọn sữa rửa mặt, bạn nên nhắm đến những sản phẩm có pH trong khoảng 5,5 - 6, đảm bảo da được làm sạch nhưng không gây khô căng, châm chích. Ngoài cách làm cơ bản trên thì tẩy tế bào chết cho da cũng là gợi ý không tồi chút nào. Tuy nhiên tần suất thực hiện chỉ nên duy trì 1 - 2 lần mỗi tuần.
Sau khi vệ sinh da bằng cách dùng sữa rửa mặt và tẩy da chết, bạn nên thoa thêm chút toner để cấp ẩm, làm sạch sâu hoặc cân bằng độ pH trên da.
Bước 3: Đắp mặt nạ
Trong trường hợp sử dụng mặt nạ giấy thông thường hoặc mặt nạ thạch, bạn chỉ việc bóc lớp vỏ đệm và đắp lên da theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, định vị các khu vực mắt, mũi, miệng trước rồi mới nhẹ nhàng áp lên da. Sau đó điều chỉnh mặt nạ cho cân đối và làm khít mối tiếp giáp quanh mặt là xong.
Với mặt nạ tự chế và có nguồn gốc thiên nhiên, bạn có thể thái lát rau củ hoặc nghiền nhuyễn tùy nhu cầu. Khi thái lát, bạn nên cắt thật mỏng để tăng độ bám dính của chúng trên da. Với mặt nạ dạng nghiền nhuyễn thì vừa bôi thoa, vừa dùng tay mát xa để tối ưu hiệu quả thẩm thấu.
Bước 4: Nằm thư giãn
Khi đã áp mặt nạ lên da, chúng ta cần nằm thư giãn chừng 20 phút để các tinh chất thẩm thấu sâu vào tầng biểu bì và trung bì. Thời gian đắp có thể thay đổi linh động tùy từng loại mặt nạ khác nhau nên bạn hãy đọc qua chỉ dẫn trên bao bì hoặc khuyến cáo của các chuyên gia để điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 5: Làm sạch và khóa ẩm cho da
Sau khi hết thời gian đắp mặt nạ, bạn hãy nhẹ nhàng tháo gỡ chúng ra khỏi da, vệ sinh tay và rửa mặt bằng nước ấm rồi dùng khăn sạch thấm cho khô. Tiếp đến thoa kem dưỡng chuyên sâu để cấp ẩm, bổ sung tinh chất là hoàn thiện.
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi đắp mặt nạ, bạn hãy lưu lại để áp dụng khi cần nhé:
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Đắp mặt nạ nên nằm hay ngồi?”. Sau cùng, chúc bạn sẽ hoàn thiện kỹ năng đắp mặt nạ để sở hữu một làn da đẹp trong tương lai! Trân trọng!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.