Đau bụng dưới có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, kèm theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cơn đau ở mỗi trường hợp sẽ biểu hiện khác như đau bụng dưới âm ỉ, đau dữ dội, đau nhói. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng dưới, điều trị và cải thiện sức khỏe như thế nào?
Đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây đau bụng dưới
Các nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới thường không quá nghiêm trọng, song nếu xuất hiện các biểu hiện lạ thì người bệnh cần chú ý theo dõi và đến gặp bác sĩ kịp thời.
Vấn đề tiêu hóa
Đây là tình trạng gây khó chịu, khó tiêu. Bạn có thể bị táo bón nếu thiếu chất xơ hay đột ngột thay đổi thói quen trong chế độ ăn uống. Biểu hiện của táo bón là việc đi ngoài ra phân khô và cứng, ngoài ra có thể là không ngoài được. Nếu xuất hiện hiện tượng tắc nghẽn khí, bạn có thể bị đau bụng dưới.
Việc cẩn thận trong khẩu phần ăn rất quan trọng vì nếu không chú ý bạn sẽ bị đau bụng dưới do dị ứng thực phẩm và không dung nạp hay ngộ độc thực phẩm.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là biểu hiện khác về vấn đề tiêu hóa. Đây là một loại rối loạn tiêu hóa mãn tính gây ra tình trạng đau bụng dưới âm ỉ. Điều này xuất hiện khi bạn thay đổi việc ăn uống không hợp lí hay bị căng thẳng kéo dài.
Vấn đề tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp gây đau bụng dưới
Vấn đề viêm nhiễm
Việc bị kích ứng hay nhiễm trùng một số cơ quan có thể gây viêm tạm thời dẫn đến đau bụng dưới. Các tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra, chẳng hạn như viêm ruột thừa, viêm bàng quang, nhiễm trùng thận.
Viêm ruột thừa là bệnh lý nghiêm trọng cần phải cấp cứu kịp thời. Khi ruột thừa bị viêm, cần được điều trị kịp thời để ngăn tình trạng vỡ nội tạng xảy ra. Biểu hiện của người bị viêm ruột thừa thường là đau bụng bên phải, gây đau bụng dưới âm ỉ, các cơn đau dữ dội, đột ngột. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, ăn mất ngon.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới có thể là viêm ruột thừa
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm, phổ biến là do vi khuẩn gây ra. Ngoài các cơn đau bụng dưới, người bệnh có thể nhận biết bằng các biểu hiện đi kèm như đau lưng, nước tiểu đục, sốt nhẹ.
Nhiễm trùng thận là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng thường bắt đầu từ vấn đề nhiễm trùng bàng quang. Khi vi khuẩn hoặc nấm do viêm bàng quang di chuyển đến thận, nó có thể gây nhiễm trùng thận.
Tình trạng này xuất hiện khi bạn có biểu hiện bằng các cơn đau lưng, đau bụng dưới, xương sườn và háng. Các triệu chứng đi kèm có thể là đau khi đi tiểu, thường xuyên đi tiểu, sốt cao kèm theo ớn lạnh, buồn nôn.
Vấn đề phụ khoa
Nếu các chị em phụ nữ bị đau bụng dưới với những cơn đau âm ỉ, đau nhói vào giai đoạn rụng trứng thì hoàn toàn bình thường. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng trứng đi kèm với một lượng chất dịch và máu, điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây đau bụng dưới âm ỉ ở nữ.
Đau bụng dưới bởi chuột rút kinh nguyệt, xảy ra do các cơn co thắt tử cung. Các triệu chứng kèm theo đau bụng kinh bao gồm mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn. Ngoài ra, một số người bị chuột rút bất thường (đau bụng kinh do rối loạn hoặc nhiễm trùng) có thể do bệnh viêm vùng chậu, u xơ, lạc nội mạc tử cung.
Đối với những phụ nữ có tuổi sẽ xuất hiện chứng sa tạng, điều này cũng gây đau bụng dưới. Tình trạng này thường gặp ở bàng quang hay tử cung. Tuy không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng phổ biến là cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng, quan hệ tình dục đau đớn.
Điều trị đau bụng dưới
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng dưới. Đối với những cơn đau bụng nhẹ do khó tiêu có thể giúp giảm đau bằng việc sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) bao gồm canxi cacbonat. Bên cạnh đó, người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách loại bỏ các thực phẩm gây khó tiêu hoặc đầy hơi.
Nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây đau bụng dưới, hay chứng khó tiêu trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ và có thể cần dùng thuốc theo toa. Nhiễm trùng thận thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Đối với vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, hiện tại không có cách chữa trị hoàn toàn. Điều trị bằng sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và thuốc theo toa để kiểm soát các triệu chứng. Điều trị cũng có thể tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
Một số trường hợp gây đau bụng dưới có thể phải phẫu thuật. Ví dụ, những người bị viêm loét đại tràng nặng phải phẫu thuật để tránh các biến chứng của bệnh. Mức độ cần thiết của phẫu thuật được quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
Viêm ruột thừa được coi là một tình trạng cấp cứu và đa số luôn phải phẫu thuật sớm nhất có thể. Nếu không phẫu thuật, ruột thừa có thể vỡ ra và gây viêm, nhiễm trùng đe dọa đến mạng sống người bệnh.
Cách chăm sóc sức khỏe tại nhà
Một số cách chăm sóc sức khỏe tại nhà để giảm đau bụng dưới nhẹ:
-
Uống đủ nước mỗi ngày. Nếu phải hoạt động với cường độ cao, bạn có thể uống lượng nhỏ nước uống thể thao. Đối với người bị bệnh tiểu đường phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh các loại thuốc phù hợp.
-
Tránh thức ăn khó tiêu hóa trong vài giờ đầu tiên. Nếu bạn bị nôn, hãy đợi 6 tiếng, sau đó ăn một lượng nhỏ thức ăn nhẹ như cháo, canh thanh đạm và tránh các sản phẩm từ sữa.
- Nếu cơn đau dữ dội ở bụng và xảy ra sau bữa ăn, sử dụng thuốc phù hợp sẽ cải thiện được tình trạng này, đặc biệt nếu bạn cảm thấy ợ chua, khó tiêu. Tránh cam quýt, thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chiên hoặc nhiều dầu mỡ, cà chua, caffeine, rượu và đồ uống có ga.
-
Không tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Khẩu phần ăn không hợp lý sẽ khiến tình trạng đau bụng dưới trở nên tồi tệ hơn
Một vài mẹo nhỏ có thể giúp ngăn ngừa một số loại đau bụng dưới:
-
Uống nhiều nước mỗi ngày.
-
Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn.
- Tập thể dục thường xuyên.
-
Đảm bảo rằng bữa ăn của bạn cân bằng và giàu chất xơ.
Đau bụng dưới là tình trạng phổ biến, thường không nguy hiểm nhưng nếu kèm theo các triệu chứng lạ thì người bệnh cần phải quan tâm. Để nắm rõ hơn về sức khỏe bản thân, bạn nên tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân, điều trị và chăm sóc sức khỏe khi bị đau bụng dưới. Qua bài viết trên, nhà thuốc Long Châu hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp