Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải do bệnh lý?

Ngày 29/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều chị em thường gặp phải tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu và cảm thấy lo lắng mỗi khi tới kỳ kinh rằng nguyên nhân có phải do bệnh lý gì nguy hiểm hay không và cách khắc phục ra sao.

Đau bụng là hiện tượng bình thường ở nữ giới khi đến ngày có kinh nguyệt. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đau bụng kinh bất thường, trong đó có trường hợp đã tới tháng và bị đau bụng kinh nhưng không ra máu. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách điều trị hiệu quả?

Vì sao đau bụng kinh nhưng không ra máu?

Khi gặp tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu, chị em phụ nữ nên tìm hiểu xem có phải do một trong những nguyên nhân sau đây hay không:

Mang thai

Phụ nữ đến kỳ kinh, nếu thấy đau bụng dưới nhưng không ra máu kinh thì có thể là dấu hiệu báo mang thai. Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu không chỉ gặp hiện tượng đau bụng mà còn cảm thấy ngực tròn đầy hơn, đau tức ngực, bụng to hơn và dễ bị mệt mỏi.

Tiền mãn kinh

Phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường trong độ tuổi 45 - 50. Lúc này, nội tiết tố nữ cũng bắt đầu bị suy giảm, buồng trứng hoạt động kém hơn so với trước nên gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tới tháng đau bụng kinh nhưng không ra máu.

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải do bệnh lý? 1
Đau bụng kinh nhưng không ra máu do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Bị mất cân bằng hormone

Phụ nữ bị mất cân bằng hormone thường có triệu chứng như đau đầu, khó chịu, dễ bốc hỏa, dễ cáu gắt, đau bụng dưới nhưng không ra máu... Nguyên nhân gây mất cân bằng hormone thường do tuổi tác, suy giảm nội tiết tố sau sinh, sử dụng thuốc ngừa thai, cắt bỏ buồng trứng...

Tắc kinh

Tắc kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến và cũng là lý do khiến cho chị em bị đau bụng khi đến tháng nhưng không ra máu kinh. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến vô kinh.

Phá thai

Phụ nữ dùng phương pháp hút thai để phá thai sẽ trải qua những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới. Sau khi nạo phá thai, vài ngày sau, nữ giới cảm thấy bị mệt, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, đặc biệt là xuất huyết âm đạo...

Dùng thuốc tránh thai 

Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai là tới tháng đau bụng kinh nhưng không ra máu. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và gây ra hiện tượng này như thuốc kháng sinh liều cao, thuốc nội tiết, thuốc an thần... 

Nhiễm trùng đường tiết niệu 

Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, phụ nữ thường bị đau bụng âm ỉ và đau một bên lưng dưới nhất là khi đến tháng nhưng không có triệu chứng ra máu. 

Viêm bàng quang kẽ

Bệnh viêm bàng quang kẽ thường gây ra triệu chứng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh và kèm theo một số triệu chứng khác như tiểu đau buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, đau khi quan hệ tình dục...

Bệnh sỏi thận

Sỏi thận gây ra hiện tượng đau bụng nhưng không ra máu khi tới tháng và đau xương chậu. Khi tiểu tiện, nước tiểu có màu đỏ như máu hoặc màu hồng.

Viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu xuất hiện do nhiễm trùng ở vị trí nào đó trong tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây vô sinh, áp xe buồng trứng, chửa ngoài tử cung...

U xơ tử cung

Đây là khối u lành tính hình thành trong cơ tử cung, lớn dần lên, tác động và chèn ép đến bàng quang và tử cung. Chính sự chèn ép gây ra tình trạng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh kèm theo các triệu chứng khác như thụ thai kém, vô sinh, rối loạn kinh nguyệt.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại khiến cho phụ nữ thỉnh thoảng lại gặp những cơn đau bụng như đau bụng kinh mà không ra máu kinh.

Polyp tử cung

Lớp nội mạc tử cung tăng trưởng một cách quá mức tạo nên polyp tử cung. Nữ giới mắc bệnh này sẽ có cảm giác đau bụng kinh nhưng không ra máu kinh.

Cách điều trị đau bụng kinh nhưng không ra máu

Để điều trị bệnh, cần theo dõi kỹ các triệu chứng để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Dùng thuốc điều trị 

Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý về buồng trứng, tử cung, viêm bàng quang, cơ sàn chậu, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống như thuốc kháng viêm, thuốc làm giảm kích thước u xơ hoặc thuốc giảm đau nếu cơn đau kéo dài.

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải do bệnh lý? 2
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ đinh dùng thuốc phù hợp

Nếu nghi ngờ mình có thai, chị em không nên uống thuốc. Đối với các trường hợp do bệnh lý khác, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần thăm khám và có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc vì có thể làm các triệu chứng nặng hơn hoặc khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.

Thực hiện phẫu thuật

Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật nếu tình trạng bệnh lý đau bụng kinh nhưng không ra máu do thai ngoài tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung bị vỡ…

Cách giảm đau bụng kinh 

Trong một số trường hợp do sử dụng thuốc, suy giảm nội tiết tố, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt gây chậm kinh, trễ kinh, chị em vẫn bị đau bụng trước mỗi kỳ kinh nguyệt hoặc có triệu chứng tiền kinh nguyệt nhưng không ra máu thì có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như:

  • Chườm nóng hoặc uống nước ấm.
Đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải do bệnh lý? 3
Để giảm đau bụng do rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể chườm nóng
  • Dùng tinh dầu massage bụng để giảm đau và tăng cường lưu thông máu. 
  • Sử dụng một số bài thuốc dân gian để chữa chậm kinh như uống nước sắc từ lá ngải cứu, cây ích mẫu hoặc cây hương phụ…
  • Uống trà ấm, ví dụ như trà hoa cúc.
  • Nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học.
  • Nghỉ ngơi đủ, ngủ đủ giấc, thư giãn tinh thần.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Tập thể dục thường xuyên để có sức khỏe.

Cách xử trí khi tới tháng đau bụng nhưng không ra máu?

Trường hợp mang thai

Khi cảm thấy đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh hay tới tháng đau bụng kinh nhưng không ra máu, nếu bạn đã quan hệ tình dục trước đó thì đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai. 

Để xác định chính xác, bạn nên theo dõi các dấu hiệu khác của cơ thể và có thể dùng que thử thai. Lưu ý là sau ít nhất 5 ngày trễ kinh bạn mới được thử thai. Nếu que thử thai hiện kết quả 2 vạch, bạn nên đi khám thai lần đầu.

Trường hợp ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Nếu nguyên nhân là do bạn bị căng thẳng, ăn uống không điều độ, không sinh hoạt lành mạnh… trong chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến chậm kinh hoặc không có kinh thì bạn lưu ý những điều sau:

  • Để giúp kinh nguyệt ra nhanh hơn, nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh, cải bó xôi…, dứa, gừng, nghệ, rau mùi tây…
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải do bệnh lý? 4
Người bệnh nên nghỉ ngơi, cần ngủ đủ giấc và tránh thức khuya
  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc căng thẳng, thư giãn bằng các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc, xem phim…, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, ví dụ tập luyện các bài tập yoga hay tập một vài động tác vận động nhỏ mỗi sáng tầm 15 - 30 phút…

Hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá vì có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến tình trạng đau bụng dưới âm ỉ nhưng không có kinh hay đau bụng khi tới tháng nhưng không ra máu.

Tóm lai, nếu tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường khác liên quan đến các bệnh lý được nêu trong bài viết, tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm