Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đau dạ dày có nên ăn đu đủ hay không?

Ngày 22/03/2023
Kích thước chữ

Đau dạ dày là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp và gây khó chịu cho nhiều người. Trong quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe dạ dày, thực phẩm là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Vậy đau dạ dày có nên ăn đu đủ không?

Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về công dụng của đu đủ đối với sức khỏe dạ dày. Đồng thời cũng đưa ra các lời khuyên và gợi ý từ các chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn và tốt nhất. Nếu bạn đang quan tâm về đau dạ dày có nên ăn đu đủ không, hãy đọc bài viết để có thêm thông tin và kiến thức bổ ích bạn nhé!

Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là tình trạng bệnh lý phổ biến, khi các tổn thương niêm mạc bị viêm hoặc loét sâu gây ra tình trạng khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Tình trạng này gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau dạ dày có thể là triệu chứng của nhiều bệnh như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, thường xảy ra tại vị trí thượng vị. 

Các nguyên nhân gây đau dạ dày

Các nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh đau dạ dày bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống tại vùng niêm mạc dạ dày, chống chịu với môi trường acid dạ dày.
  • Thói quen ăn uống không điều độ: Bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, có thói quen ăn đêm.
  • Ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng hay thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Lạm dụng rượu, bia, cà phê.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất phá hủy niêm mạc dạ dày.
  • Căng thẳng và áp lực: Khi cơ thể căng thẳng, hoạt động tiêu hóa không được ưu tiên do đó dẫn tới tiêu hóa kém, thức ăn ứ đọng lâu dần gây bệnh.
  • Bệnh trào ngược dịch mật hay thiếu máu ác tính có thể gây ra đau dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Viêm dạ dày tự miễn.
Đu đủ có tốt cho sức khoẻ dạ dày hay không? 1Nhiễm Hp có thể gây gây ra tình trạng đau dạ dày

Biểu hiện của bệnh đau dạ dày

Các triệu chứng sau đây có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết bệnh đau dạ dày:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng phổ biến nhất và dễ nhận biết. Người bệnh thường cảm thấy đau rát ở vùng thượng vị và đôi khi có tức ngực. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác tại vùng tương ứng. Bệnh nhân cũng có thể bị đau ở vùng giữa bụng hoặc bên trái.
  • Buồn nôn: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dạ dày sẽ bị kích thích và bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn nôn và khó chịu.
  • Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, gây ra chứng trào ngược thực quản và dẫn đến ợ chua.
  • Chán ăn: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, người bệnh sẽ không cảm thấy đói và dẫn đến cảm giác chán ăn. Điều này dẫn đến thiếu năng lượng cho cơ thể và có thể gây suy nhược cơ thể theo thời gian.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện là nôn ra máu tươi hoặc phân màu cà phê. Đây là dấu hiệu cảnh báo về sự nghiêm trọng của căn bệnh đau dạ dày và không nên bỏ qua.

Đu đủ có tốt cho sức khoẻ dạ dày hay không? 2

Đau dạ dày gây khó chịu cho người bệnh

Bị đau dạ dày có nên ăn đu đủ hay không?

Lợi ích của đu đủ đối với người đau dạ dày

Theo những nghiên cứu mới nhất, quả đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất chống oxy hóa, calo, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, K, kẽm, sắt, canxi... có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dạ dày. Những lợi ích của quả đu đủ đối với người bị đau dạ dày bao gồm:

  • Quả đu đủ chứa nhiều loại vitamin A, C, E, K... giúp tăng cường sức đề kháng, giảm phản ứng sưng viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương trong dạ dày và ngăn chặn sự lan rộng của các vết loét.
  • Papain và enzyme chymopapain là 2 hoạt chất có trong đu đủ giúp cân bằng chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm áp lực và phục hồi các tổn thương nhanh hơn, từ đó giúp giảm đau và chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn.
  • Lycopene trong đu đủ giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng chống viêm và thúc đẩy cơ chế tự làm lành vết loét niêm mạc của cơ thể, bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh.

Nên ăn đu đủ chín hay xanh nếu bị đau dạ dày?

Để tận dụng các lợi ích của đu đủ đối với sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng đu đủ chín để đạt hiệu quả tốt nhất. Vì đu đủ chín có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, không tạo áp lực quá lớn đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày, giảm bớt kích thích lên các vết loét và giảm thiểu tổn thương trong dạ dày.

Trong khi đó, nên tránh sử dụng đu đủ xanh nếu bị đau dạ dày, vì hàm lượng papain và nhựa trong đu đủ xanh khá cao, có thể làm bào mòn lớp niêm mạc, khiến vết loét lan rộng, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và làm các cơn đau nhức dữ dội hơn.

Đu đủ có tốt cho sức khoẻ dạ dày hay không?

Đu đủ chín tốt cho người đau dạ dày

Các cách ăn đu đủ tốt cho người đau dạ dày

Một số cách ăn đu đủ hiệu quả

Các bộ phận của cây đu đủ như quả, hoa, lá đều có thể được sử dụng để điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả tốt nhất của quả đu đủ chín, bạn có thể áp dụng các cách chế biến đơn giản sau đây:

  • Ăn trực tiếp đu đủ chín;
  • Làm sinh tố đu đủ;
  • Đu đủ nấu với hạt chia;
  • Kết hợp nước đu đủ, nước táo tây và nước mía;
  • Chè đu đủ kết hợp táo đỏ và hạt sen;
  • Ngoài ra còn có một số món khác chế biến từ đu đủ như: Gỏi đu đủ, đu đủ ngâm chua ngọt.

Lưu ý khi dùng đu đủ cho người đau dạ dày

Đu đủ rất có lợi cho sức khỏe của dạ dày, tuy nhiên việc sử dụng đúng cách cũng rất quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh do đó cần lưu ý:

  • Nên ăn đu đủ sau bữa ăn chính từ 15 - 20 phút, tránh ăn đu đủ khi đói bụng để tránh gây kích thích khó chịu.
  • Chỉ cần ăn 1 - 2 miếng đu đủ chín có thể giúp tăng khả năng kháng khuẩn, giảm đau và nóng rát, co thắt ở vùng thượng vị, cũng như giúp ngăn ngừa và trị táo bón.
  • Những người mẫn cảm với men tiêu hóa trong đu đủ nên hạn chế dùng đu đủ tươi và nên chế biến thành nhiều món khác như canh, sinh tố, gỏi, thay vì ăn tươi.
  • Vỏ và hạt của đu đủ phải được loại bỏ trước khi ăn hoặc chế biến.
  • Nên mua đu đủ chín ở những nơi uy tín, đảm bảo nguồn cung cấp đu đủ chất lượng, sạch và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về đau dạ dày có nên ăn đu đủ không, cũng như lưu ý khi dùng đu đủ cho người đau dạ dày. Hy vọng giúp cho bạn đọc phần nào hiểu rõ hơn để có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Xem thêm: Đau dạ dày có nên tập gym không?

Ánh Tuyết

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin