Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau dạ dày mùa lạnh làm sao có thể phòng ngừa?

Ngày 17/12/2023
Kích thước chữ

Bệnh về dạ dày không chỉ tạo ra cảm giác khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. Theo nghiên cứu, có nhiều thống kê chỉ ra rằng tỉ lệ người mắc các vấn đề đau dạ dày mùa lạnh thường tăng cao hơn các mùa khác trong năm, đặc biệt là ở các khu vực có sự biến đổi mùa lớn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến điều này, và cách phòng tránh hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Khi có sự biến động nhiệt độ đột ngột, lượng histamine trong cơ thể tăng lên, làm cho dạ dày sản xuất nhiều dịch vị hơn và khiến bộ phận này phải hoạt động nhiều hơn.

Các yếu tố khiến đau dạ dày mùa lạnh tăng cao

Có nhiều lý do khiến người bệnh dễ trải qua cảm giác đau dạ dày mùa lạnh hơn so với các màu khác trong năm. Dưới đây là một số yếu tố tác động chính cho việc này:

Thói quen ăn khuya, ăn đêm tăng lên

Việc ăn đêm là một thói quen phổ biến khi thời tiết trở lạnh. Trước khi đi ngủ, nhiều người thường ưa chuộng việc ăn các món ấm như: Phở, mì, hay bún để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, đây là thói quen có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tăng áp lực lên dạ dày.

Đau dạ dày mùa lạnh làm sao có thể phòng ngừa
Thói quen ăn khuya, ăn đêm tăng lên là nguyên nhân dễ khiến đau dạ dày mùa lạnh

Chuyên gia khuyến cáo rằng, sau 8 giờ tối, người bệnh nên tránh ăn các thức ăn khó tiêu. Việc này có thể tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và chức năng tiêu hóa của dạ dày, thậm chí gây đau dạ dày nếu thói quen này kéo dài và diễn ra liên tục.

Sự suy giảm của hệ miễn dịch

Khi thời tiết trở lạnh, hệ miễn dịch của cơ thể thường hoạt động kém hiệu quả hơn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như: Tiêu chảy, đau dạ dày...

Sử dụng thức ăn và đồ uống lạnh

Bên cạnh việc thưởng thức đồ cay nóng, một số người lại có thói quen ngược lại, tức là thích ăn uống thức ăn lạnh trong mùa đông. Thói quen này có thể khiến dạ dày tăng sản xuất axit, đặc biệt là khi tiêu thụ thức ăn lạnh vào buổi sáng - thời điểm cơ thể vẫn đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dẫn đến cảm giác đau dạ dày khi thời tiết lạnh.

Đau dạ dày mùa lạnh làm sao có thể phòng ngừa 1
Việc hấp thu nhiều thức ăn vào mùa đông khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn

Tăng lượng thức ăn

Mùa đông thường là thời kỳ cảm giác ngon miệng về thức ăn tăng lên. Do đó, nhiều người có thể ăn nhiều hơn để bổ sung năng lượng và giữ ấm cơ thể. Sự tăng cường lượng thức ăn này có thể tạo áp lực lớn lên dạ dày và gây đau.

Giảm lượng nước uống

Trong thời tiết lạnh, do cơ thể không mất nước thông qua mồ hôi như mùa hè và thường ít cảm giác khát, nhiều người có thể giảm lượng nước uống. Tuy nhiên, thực tế là nhu cầu nước để duy trì chức năng cơ bản của cơ thể không thay đổi theo mùa. Việc uống ít nước có thể làm cho dạ dày co bóp kém, dẫn đến các cơn đau dạ dày khi thời tiết lạnh.

Thói quen ăn đồ cay nóng

Trong thời tiết lạnh, nhiều người thường thích ăn đồ cay nóng để có thể giúp giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, các chất kích thích như: Bia rượu, thuốc lá cũng có thể tác động mạnh lên niêm mạc dạ dày, gây nên tình trạng đau dạ dày khi thời tiết lạnh.

Đau dạ dày mùa lạnh làm sao có thể phòng ngừa 2
Ăn đồ cay nóng có thể là nguyên nhân gây ra đau dạ dày

Cách giảm cơn đau dạ dày hiệu quả

Khi gặp tình trạng đau dạ dày mùa lạnh, bạn có thể thực hiện những biện pháp giảm đau sau đây để tạm thời giảm bớt cảm giác khó chịu:

  • Xoa bụng: Nếu bạn mới bắt đầu cảm nhận đau dạ dày và cảm giác chỉ là nhẹ, hãy nghỉ ngơi và sử dụng lòng bàn tay nhẹ nhàng để xoa bụng. Đặt hai tay lên vị trí đau và xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút, sau đó xoa theo chiều ngược lại để giảm đau nhanh chóng.
  • Chườm nước nóng: Chườm nước nóng là phương pháp giảm đau dạ dày nhanh chóng và hiệu quả. Hơi nóng từ khăn chườm có thể kích thích lưu thông máu, giúp máu đến vùng bụng nhiều hơn và giảm cảm giác đau. Kết hợp chườm nóng với việc xoa bụng cũng có thể giúp giảm đau nhanh hơn.
  • Uống nước ấm: Khi cảm thấy đau dạ dày, hãy uống một cốc nước ấm để giúp cơ thể pha loãng dịch vị trong dạ dày. Sau vài phút, bạn sẽ cảm nhận được sự giảm đau nhanh chóng. Việc uống nước ấm vào buổi sáng cũng giúp hệ tiêu hóa được làm sạch, chuẩn bị cho một ngày mới.
  • Ăn một chút thức ăn khô: Việc ăn một chút thức ăn khô như: Bánh mì hoặc các loại bánh quy chứa bicarbonate giúp trung hòa axit trong dạ dày, đây được đánh giá là một cách giảm đau dạ dày cấp tốc tại nhà hiệu quả. Khi axit dạ dày được trung hòa, niêm mạc dạ dày ít bị tổn thương hơn, giúp giảm cảm giác đau.
  • Sử dụng nước muối loãng: Một phương pháp giảm đau dạ dày mùa lạnh khác mà bạn có thể thử là sử dụng nước muối pha loãng và uống từng ngụm nhỏ. Nó giúp ức chế một số vi khuẩn trong dạ dày, làm sạch niêm mạc và giúp giảm đau. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhiều.
  • Sử dụng thuốc ức chế bài tiết axit: Người mắc đau dạ dày có thể sử dụng thuốc để giảm đau, đặc biệt là khi thuốc có thể làm giảm cảm giác đau gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc sử dụng quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ như: Tiêu chảy, táo bón, viêm teo thành dạ dày. Do đó, trước khi sử dụng, cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
  • Sử dụng baking soda: Một phương pháp khác rất hiệu quả để giảm cơn đau dạ dày là sử dụng baking soda. Bạn chỉ cần pha loãng nửa thìa baking soda với nước và sử dụng để trung hòa axit trong dạ dày, giảm đau một cách hiệu quả.
Đau dạ dày mùa lạnh làm sao có thể phòng ngừa 3
Chườm nước nóng sẽ giúp giảm cơn đau dạ dày một cách nhanh chóng

Phòng ngừa các cơn đau dạ dày mùa lạnh

Cách thức đơn giản nhất để ngăn chặn đau dạ dày mùa lạnh là hiểu rõ và tránh mắc phải các yếu tố nguy cơ đã được đề cập. Để đảm bảo sức khỏe dạ dày tốt hơn hết, mọi người cần duy trì chế độ dinh dưỡng, ăn uống, và nhịp độ sinh hoạt không quá khác biệt so với những mùa khác trong năm. Điều này giúp duy trì chức năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở dạ dày một cách ổn định giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa những bệnh thường gặp nhất khi thời tiết quá lạnh. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý thực hiện:

  • Giữ thói quen ăn uống khoa học: Ăn đúng giờ và đủ bữa mỗi ngày để duy trì chu kỳ tiêu hóa ổn định. Lựa chọn thực phẩm có tính ấm, tránh ăn thực phẩm nguội làm cản trở lưu thông máu.
  • Giữ nhịp sinh hoạt ổn định: Giữ cho nhịp độ sinh hoạt của cơ thể ổn định, tránh những thay đổi đột ngột.
  • Quản lý tâm lý, tăng cường vận động: Xây dựng tinh thần tích cực và suy nghĩ lạc quan để giảm căng thẳng và áp lực. Duy trì thói quen vận động cơ thể để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Tuân thủ lịch trình tái khám: Đối với những người có tiền sử bệnh dạ dày, tuân thủ lịch trình tái khám đúng lịch. Uống đúng và đủ loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc kháng axit theo hướng dẫn của bác sĩ: Chủ động dùng các loại thuốc kháng axit để ngăn chặn tái phát các cơn đau dạ dày, nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế thức ăn gây kích thích: Tránh thực phẩm sống, tái, chưa chín để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Hạn chế ăn thực phẩm quá cay hay quá chua. Nên chọn những thực phẩm nên ăn khi bị đau dạ dày để đảm bảo sức khỏe.
Đau dạ dày mùa lạnh làm sao có thể phòng ngừa 4
Giữ thói quen ăn uống khoa học là cách đơn giản để phòng ngừa các cơn đau dạ dày mùa lạnh

Đau dạ dày gây ra cảm giác khó chịu đặc biệt, làm mất khả năng tập trung vào công việc và các hoạt động khác của người bệnh. Chăm sóc cơ thể đúng đắn và kiểm soát các yếu tố gây ra đau dạ dày mùa lạnh có thể giúp bạn vượt qua không phải chịu ảnh hưởng từ các cơn đau này. Bạn cũng cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ để tránh những tác động xấu không mong muốn.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin