Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trầm cảm nặng có thể khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng phổ biến nhất trong khoảng từ 20 đến 50 tuổi. Các chuyên gia cho biết hiện nay dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng ngày càng gia tăng ở nhóm người trẻ. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng?
Trầm cảm nặng là một tình trạng sức khỏe tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy làm sao để nhận ra một người đang mắc vấn đề này? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng trong bài viết dưới đây.
Trầm cảm nặng là dạng giai đoạn cuối của bệnh trầm cảm, làm suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Thậm chí, bệnh lý này còn dẫn đến những hệ quả nguy hiểm như tự sát nếu không được điều trị kịp thời. Trầm cảm nặng thường không có nguyên nhân cụ thể nhưng có nhiều yếu tố góp phần, bao gồm:
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm nặng mà bạn cần chú ý như:
Người bị trầm cảm nặng thường có cảm giác buồn bã, chán nản trong một thời gian dài, thậm chí nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Tâm trạng này không dễ dàng biến mất, ngay cả khi họ cố gắng thư giãn hay tham gia các hoạt động mà bản thân yêu thích.
Người bị trầm cảm nặng thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Họ có thể bị mất ngủ, thức dậy sớm hơn bình thường hoặc ngủ quá nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi. Những bệnh nhân khó ngủ thường kèm theo lo âu, thường xuyên suy nghĩ quá mức về các sự kiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân lại phàn nàn về việc ngủ quá nhiều thay vì mất ngủ.
Người bệnh có thể có cảm giác kiệt sức, mệt mỏi dù không làm gì quá sức. Việc này khiến họ gặp khó khăn trong công việc hoặc thậm chí các hoạt động thường ngày. Khoảng 90% người bệnh nhân thường than phiền về cảm giác chán nản, buồn bã, trống rỗng và vô vọng.
Một số bệnh nhân cho biết họ không thể khóc, trong khi những người khác lại có những cơn khóc lóc vô cớ. Một số ít bệnh nhân không có các triệu chứng cảm xúc điển hình, tình trạng này được gọi là trầm cảm ẩn. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ tự thu mình, giảm tham gia vào các hoạt động xã hội và gia đình.
Một trong những dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng là xu hướng tự trách mình về những điều đã xảy ra, ngay cả khi đó không phải là lỗi của họ. Cảm giác tội lỗi không hợp lý này có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra những suy nghĩ tiêu cực.
Hơn 50% bệnh nhân rối loạn nặng có triệu chứng tự đánh giá thấp bản thân và phóng đại những lỗi lầm nhỏ nhặt của mình. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến hoang tưởng hoặc thậm chí là ảo giác. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn cảm thấy nhục nhã hoặc xấu hổ vì những việc đã làm.
Trầm cảm nặng thường làm giảm khả năng tập trung và đưa ra quyết định. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhớ lại các chi tiết hoặc thực hiện các nhiệm vụ đơn giản. Phần lớn bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định và thiếu tập trung khi làm việc.
Những người trầm cảm nặng thường than phiền rằng suy nghĩ của họ trở nên chậm chạp hơn. Người bệnh cảm thấy không thể suy nghĩ nhanh nhạy như trước và đôi khi hoàn toàn bị cuốn theo những suy nghĩ nội tâm.
Ngoài ra, một dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng là việc đãng trí. Nhiều người phàn nàn về việc trí nhớ giảm sút hoặc không thể tập trung xem tivi hay đọc báo. Họ trở nên lúng túng trong cách cư xử vì không thể đưa ra quyết định. Ở những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là ở người lớn tuổi, có thể xuất hiện tình trạng suy giảm trí nhớ giả. Tuy nhiên, khác với chứng sa sút trí tuệ, các triệu chứng này có thể phục hồi khi điều trị trầm cảm.
Triệu chứng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh trầm cảm là sự xuất hiện suy nghĩ về tự tử hoặc muốn kết thúc sự sống. Nhiều bệnh nhân có suy nghĩ rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu không có họ và lập kế hoạch tự sát.
Khoảng 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng kể từ khi bệnh khởi phát. Đối với những trường hợp tái phát, có đến hơn 13% người bệnh tử vong là do tự sát. Nguy cơ tự sát có thể xảy ra ở mọi giai đoạn của bệnh nhưng cao nhất là vào lúc mới bắt đầu điều trị và khoảng 6 - 9 tháng sau khi các dấu hiệu đã thuyên giảm.
Ngoài các triệu chứng thực thể kinh điển của trầm cảm như mất ngủ, ăn ít, mất năng lượng, giảm ham muốn tình dục… người bệnh trầm cảm nặng còn thường gặp các biểu hiện khác như đau đầu, đau ngực, đau lưng, buồn nôn, nôn, chuột rút, táo bón kéo dài và thở nhanh sâu. Những triệu chứng này thường khiến bệnh nhân tìm đến các cơ sở y tế đa khoa thay vì chuyên khoa tâm thần.
Phần trên đã giới thiệu tới độc giả những dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường cải thiện đáng kể khi được điều trị đúng cách như sử dụng thuốc, tư vấn tâm lý…
Thuốc điều trị trầm cảm nặng phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay, nhóm thuốc phổ biến nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như Prozac (fluoxetine) và Paxil (paroxetine) và Zoloft (sertraline). Bên cạnh đó, còn có một số loại thuốc khác dùng để điều trị trầm cảm như:
Nếu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm không mang lại hiệu quả như mong muốn, phương pháp kích thích não bộ có thể được sử dụng. Liệu pháp này hoạt động bằng cách kích hoạt hoặc ức chế não bộ thông qua điện cực được cấy vào não hoặc trực tiếp qua da đầu. Các phương pháp kích thích não bộ gồm:
Thuốc là một phần không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh, tuy nhiên, điều trị tâm lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi suy nghĩ và cách hành xử của người bệnh. Phương pháp an toàn này có thể mang lại hiệu quả tích cực, giúp người bệnh khôi phục nhanh chóng và sống một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng, điều quan trọng là cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và rút ngắn quá trình phục hồi. Hy vọng bài viết trên đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích về phòng và chữa bệnh nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...