Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt xuất huyết và tay chân miệng là hai bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Cả 2 bệnh này đều có nhiều triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, mỗi bệnh sẽ có một số điểm khác biệt với nhau. Cùng tìm hiểu về cách phân sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng trong bài viết này nhé!
Thời tiết nắng nóng kéo dài đan xen với các đợt mưa lớn là thời điểm thuận lợi để các bệnh truyền nhiễm bùng phát trên diện rộng. Trong đó, dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng là 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có triệu chứng khá giống nhau khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Vậy làm sao để phân biệt 2 bệnh truyền nhiễm này? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu 2 dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng nhé!
Để hiểu rõ hơn về cách phân biệt sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng thì trước tiên, cần tìm hiểu về 2 bệnh lý này. Bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng là hai bệnh lý lây nhiễm phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Dưới đây là sơ lược về 2 bệnh này:
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra. Virus này chủ yếu được truyền qua côn trùng, muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng cũng có thể lan rộng vào các khu vực khác do sự gia tăng của muỗi.
Triệu chứng bệnh bao gồm sốt cao, đau đầu, đau nhức khắp cơ thể, mệt mỏi, đau lưng, ban đỏ trên da và chảy máu nội và ngoại tạng nếu bệnh diễn biến nặng. Điều trị bệnh sốt xuất huyết tập trung vào hỗ trợ tình trạng nước và chức năng cơ bản, giảm triệu chứng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Hiện chưa đã có vắc-xin sốt xuất huyết.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, do virus thuộc họ Enterovirus, đặc biệt là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 (CVA16). Virus thường lây qua tiếp xúc với dịch nhầy từ mũi, họng, nước bọt, nước tiểu, phân và các bề mặt bị nhiễm bẩn. Triệu chứng bệnh gồm sốt, viêm họng, mất khẩu vị, mệt mỏi và xuất hiện phát ban đỏ nhỏ trên tay, chân và miệng, thường là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng miệng.
Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ tự giảm đi trong vòng một tuần mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc giảm đau và hỗ trợ sự thoải mái cho trẻ là quan trọng. Bệnh trải qua các giai đoạn như:
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng bao gồm giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bị nhiễm và các bề mặt nhiễm bẩn, tiêm chủng đầy đủ.
Thời tiết thay đổi thấy thường làm tăng nguy cơ dịch chồng dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Cả 2 bệnh lý này đều do virus gây ra và có nhiều triệu chứng tương đồng với nhau. Dưới đây là 2 dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng mà bạn có thể tham khảo:
Sốt là một trong hai dấu hiệu giúp phân biệt sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng.
Triệu chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết thường rất khác biệt, thường sẽ sốt cao liên tục với nhiệt độ vượt quá 39 độ C hoặc 40 độ C trở lên. Cơn sốt thường xuất hiện đột ngột ngay trong ngày đầu tiên phát bệnh. Dù có uống thuốc hạ sốt, lau mát hay nhét hậu môn thì nhiệt độ cũng chỉ hạ một chút rồi sốt lại. Trong một số trường hợp, cơn sốt cao sẽ giảm đột ngột sau khoảng 2 ngày phát bệnh cũng giống như nó đột ngột đến. Tuy nhiên, người bệnh cần cảnh giác vì có thể là tình trạng bệnh của trẻ đang nặng và cần đưa ngay vào bệnh viện.
Trong khi đó, bệnh tay chân miệng thường không gây sốt hoặc chỉ gây sốt nhẹ ở những ngày đầu và nhiệt độ thường không vượt quá 38,3 độ C. Nếu sốt nhẹ trong mấy ngày đầu rồi bỗng dưng ba ngày sau bé sốt cao lên trên 40 độ C hoặc 41 độ C và sốt kéo dài liên tục trong 2 ngày mà không thể hạ sốt được. Lúc này, có thể bệnh tay chân miệng đang diễn tiến nặng hơn, trung tâm điều hòa thân nhiệt trẻ đang bị tổn thương nghiêm trọng và cần đưa bé vào bệnh viện ngay.
Xuất hiện nốt ban đỏ trên da cũng là một trong những dấu hiệu giúp phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng. Phát ban là tình trạng da nổi mẩn đỏ, một dấu hiệu thường xuất hiện ở cả hai bệnh truyền nhiễm trên. Tuy nhiên, diễn tiến các nốt ban trên sốt xuất huyết và tay chân miệng thường không giống nhau.
Các nốt ban đỏ xuất hiện trên da của bệnh sốt xuất huyết thường sẽ xuất hiện muộn hơn vài ba ngày so với bệnh tay chân miệng. Được chia thành hai giai đoạn và giai đoạn đầu thường bắt đầu từ ngày thứ ba trở đi, trên da xuất hiện hiện tượng xuất huyết dưới da. Xuất huyết dưới da có thể là các chấm hoặc mảng màu đỏ và nổi lên mạnh mẽ trên cánh tay, chân và mặt.
Đối với người bệnh tay chân miệng, các ban đỏ trên da thường xuất hiện sớm trong vòng một hoặc hai ngày kể từ khi bắt đầu sốt. Các đốm nhỏ màu đỏ sẽ nhanh chóng chuyển thành các nốt mụn nước. Các mụn nước thường xuất hiện dưới dạng tổn thương nhỏ và có chứa chất lỏng trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong miệng.
Trên đây là một số chia sẻ về cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Hy vọng sẽ giúp bạn có thông tin hữu ích và nhận biết đúng bệnh để có cách điều trị phù hợp nhé!
Xem thêm:
Các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết cần biết để xử trí kịp thời
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.