Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Đau khớp ngón tay kéo dài phải làm sao?

Ngày 05/04/2022
Kích thước chữ

Đau khớp ngón tay do chấn thương nhẹ thường sẽ tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu người bị đau khớp ngón tay kéo dài mặc dù đã dùng các biện pháp điều trị tại nhà thì có thể do bệnh lý nền khác gây ra, như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hoặc sưng gân cơ…

Khớp ngón tay là một trong những khớp quan trọng, giúp bàn tay chúng ta có thể cử động linh hoạt, phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày được diễn ra thuận lợi. Chính vì có vai trò quan trọng góp phần vào hoạt động của bàn tay mà khớp ngón tay rất dễ bị đau, tổn thương.

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Có bốn nguyên nhân chính khiến một người bị đau khớp ngón tay bao gồm:

Đau khớp ngón tay kéo dài phải làm sao? 1 Nếu bị đau khớp ngón tay kéo dài thì có thể do bệnh lý nền khác gây ra

Chấn thương

Thành phần kết cấu của khớp ngón tay khi gặp chấn thương sẽ gây cảm giác đau. Dưới đây là những dạng chấn thương khớp ngón tay:

  • Căng kéo: Khi các cơ và gân cơ bị giãn/rách;
  • Bong gân: Khi các dây chằng bị giãn/rách;
  • Khớp ngón tay bị nứt/gãy: Khi một người đấm, hoặc khi bị vật nặng rơi vào tay, do tác động mạnh đột ngột từ tai nạn sẽ khiến khớp ngón tay bị nứt hoặc gãy.
  • Trật khớp: Khi đốt ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí của nó.

Triệu chứng của chấn thương khớp ngón tay

Triệu chứng của chấn thương khớp ngón tay khá đa dạng, tùy thuộc vào loại cũng như độ nặng của chấn thương mà bệnh nhân sẽ có những mức độ đau khác nhau tại khớp hay các khớp ngón tay bị chấn thương, có khi sẽ bị đau khi cử động. 

Triệu chứng của căng cơ/bong gân tại khớp ngón tay:

  • Đau;
  • Sưng;
  • Giảm tính linh hoạt;
  • Cứng khớp hay giới hạn cử động.

Các triệu chứng của nứt/gãy khớp ngón tay:

  • Bầm;
  • Gây hạn chế cử động, thậm chí là hoàn toàn bất động;
  • Nơi ngón tay bị ảnh hưởng có cảm giác tê ngứa hay kim châm;
  • Thay đổi có thể nhìn thấy được, ví dụ như sưng hay trật khớp;
  • Ngón tay bị gập góc bất thường.

Biện pháp điều trị chấn thương khớp ngón tay

Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định liệu pháp RICE đối với các trường hợp chấn thương căng, bong gân lẫn những chấn thương khác ở khớp ngón tay. Cụ thể như sau:

  • Rest (Nghỉ ngơi): Trong quá trình dưỡng thương, bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc cử động cũng như sử dụng khớp ngón tay bị chấn thương. Trường hợp cần thiết có thể dùng nẹp bất động khớp chấn thương.
  • Ice (Chườm đá): Dùng túi đá chườm lên trên khớp vị trí bị chấn thương sẽ có tác dụng giảm sưng, đau. Lưu ý là tại vùng khớp đang bị tổn thương bệnh nhân không chườm đá trực tiếp mà phải dùng túi hoặc khăn mềm bọc viên đá.
  • Compression (Đè ép): Trường hợp khớp bị sưng, có thể dùng băng cá nhân hay băng buddy tape để bọc khớp lại.
  • Elevation (Nâng): Giữ khớp bị thương nằm cao hơn tim để làm giảm sự sưng.

Bệnh nhân giảm sưng hay đau khớp ngón tay bằng cách dùng một số loại thuốc giảm đau, điển hình là NSAIDS.

Đau khớp ngón tay kéo dài phải làm sao? 2 Tùy theo tình trạng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định điều trị phù hợp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể khiến các khớp bị viêm, bao gồm khớp bàn tay, cổ tay, đầu gối....

Triệu chứng nhận biết viêm khớp dạng thấp ở các khớp ngón tay như sau: 

  • Đau tại các khớp ngón tay (bệnh nhân có thể bị đau một hoặc cả hai bàn tay);
  • Khớp ngón tay thường xuyên bị co cứng, nhất là thời điểm sáng ngủ dậy. Sau vài động tác xoa bóp khớp mới cảm thấy dễ chịu;
  • Các khớp cổ tay, gối hay hông cũng bị đau, cứng.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp ngoài đau khớp còn có khả năng gặp triệu chứng mệt mỏi toàn thân, sụt cân. Do đó, khi điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ hướng đến những mục tiêu như sau:

  • Giảm viêm cùng các triệu chứng đau và mệt mỏi khác;
  • Cải thiện chức năng và cử động của các khớp;
  • Ngăn ngừa các biến chứng mạn tính, điển hình như bệnh tim, béo phì làm giảm chất lượng cuộc sống.

Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất, có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp điều trị đau khớp ngón tay có liên quan đến viêm khớp dạng thấp:

  • Dùng NSAIDS, thuốc chống miễn dịch, các corticosteroids để giảm viêm/đau;
  • Thuốc giảm đau tại chỗ;
  • Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu nhằm giúp khớp tăng khả năng vận động;
  • Giúp thư giãn các cơ ngón tay và tăng độ trơn cho khớp bằng nhiệt liệu pháp;
  • Chườm lạnh làm giảm đau, viêm.

Viêm xương khớp

Đây là dạng viêm khớp phổ biến có liên quan đến lão hóa khớp, gây ra sự mất sụn cùng những thay đổi ở xương. Bệnh viêm xương khớp có thể xảy ra cho bất cứ khớp nào của cơ thể, trong đó có khớp ngón tay (chủ yếu là khớp ở đầu và giữa ngón tay, đôi khi còn gây sưng ở phần nền ngón cái).

Triệu chứng của bệnh viêm xương khớp:

  • Sưng nhiều khớp ngón tay; 
  • Tại khớp ngón bị ảnh hưởng bệnh nhân cảm nhận các cơn đau sâu;
  • Khớp thường xuyên bị cứng, nhất là vào buổi sáng;
  • Tính linh hoạt cũng như tầm vận động của các khớp ngón tay bị hạn chế;
  • Cơ gần các khớp ngón tay bị ảnh hưởng;
  • Khi bẻ các khớp ngón tay nghe có âm thanh.

Bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có thể chỉ định dùng thuốc để giảm đau, cải thiện triệu chứng bao gồm:

  • Các thuốc giảm đau (điển hình là acetaminophen hay ibuprofen);
  • Gel/kem thoa tại chỗ (điển hình là lidocainem, menthol hay capsaicin);
  • Corticosteroids uống hoặc tiêm;
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP).

Ngoài ra còn có các liệu pháp không dùng thuốc mà bệnh nhân có thể áp dụng bao gồm:

  • Tập vật lý trị liệu nhằm làm tăng sức mạnh cho các khớp, hạn chế tính trạng khớp cứng, kém linh hoạt;
  • Tiến hành phẫu thuật để gỡ bỏ những sụn bị tổn thương.
Đau khớp ngón tay kéo dài phải làm sao? 3 Khớp ngón tay rất dễ tổn thương nên trong sinh hoạt hàng ngày

Nang bao hoạt dịch

Nang bao hoạt dịch là các cấu trúc hình tròn chứa đầy dịch thường hay xuất hiện trên mu bàn tay hay trên các ngón tay. Nang bao hoạt dịch còn có thể xuất hiện ở khớp ngón gần đầu ngón tay nhất.

Các bác sĩ chuyên khoa có thể dùng kim để giải phóng dịch khỏi nang bao hoạt dịch cho bệnh. Bên cạnh đó, tùy trường hợp có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ nang bao hoạt dịch nếu chúng tái phát hoặc bệnh nhân không đáp ứng sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị khác.

Các nguyên nhân khác gây đau khớp ngón tay

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng đau khớp ngón tay còn có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như:

  • Mô mềm bỏng hay nốt sần bị tổn thương ;
  • Viêm gân cơ;
  • Bệnh Gút;
  • Nhiễm trùng;
  • Ung thư xương;
  • Bệnh đa xơ cứng;
  • Hội chứng Raynaud;
  • Xơ cứng bì;
  • Lupus;
  • Viêm đa cơ.

Đau khớp ngón tay kéo dài phải làm sao?

Bệnh nhân đau khớp ngón tay ở mức độ nhẹ, vừa khởi phát có thể áp dụng một số biện pháp trị liệu tại nhà, bao gồm việc cho bàn tay được thư giãn, nghỉ ngơi; luyện tập nhẹ nhàng các bài tập dành cho bàn tay; xoa bóp bấm huyệt; chườm nóng/lạnh; uống thuốc giảm đau Tây y hoặc các bài thuốc Nam chữa đau khớp ngón tay…

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức khớp ngón tay không thuyên giảm, bệnh nhân cần được thăm khám để điều trị y tế chuyên sâu hơn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra nguyên nhân nền của đau khớp ngón tay, chẳng hạn như viêm bởi gãy khớp/trật khớp ngón tay có thể được chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu nhìn thấy được.

Đau khớp ngón tay kéo dài phải làm sao? 4 Bệnh nhân không nên để cơn đau khớp ngón tay kéo dài mãi không hết

Ngoài ra, bác sĩ có thể xác định chẩn đoán bằng cách loại trừ các nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay khác dựa vào các xét nghiệm, kỹ thuật như:

  • X-Quang;
  • CT-Scan;
  • MRI;
  • Chọc hút dịch khớp để phân tích dịch. Thủ thuật này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh nhân có mắc phải viêm khớp dạng thấp và Gout hay không.

Các trường hợp cần đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm:

  • Các khớp ngón tay có khả năng bị nứt, gãy, hay trật khớp.
  • Đau khớp ngón tay mới hay nặng hơn mà không có nguyên nhân rõ ràng;
  • Đau, cứng khớp khác;
  • Cảm giác tê hay châm chích tại ngón tay bị ảnh hưởng lan ra bàn tay, cổ tay, hay cánh tay;
  • Các thay đổi nhận thấy được bằng mắt ở khớp ngón tay như sưng hay đổi màu;
  • Xuất hiện cục u đau hay nhạy cảm ở khớp ngón tay.

Việc cơn đau xuất hiện ở khớp ngón tay sẽ gây cảm giác bứt rứt, khó chịu cho người bệnh, không những ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể khiến bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Do đó, bệnh nhân không nên để cơn đau khớp ngón tay kéo dài mãi không hết. Khi có biểu hiện đau cần phải theo dõi, xử lý để tránh cơn đau dai dẳng, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Như Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin