Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm đa cơ: Hiếm gặp nhưng lại mang lại hậu quả nặng nề

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm đa cơ là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại mang lại hậu quả nặng nề. Viêm đa cơ là một bệnh tự miễn gây viêm và yếu cơ mãn tính. Nó ảnh hưởng tới các cơ và mô liên kết với cơ thể, đôi khi nó còn ảnh hưởng tới các khớp. Vậy nguyên nhân gây viêm đa cơ là gì và điều trị như thế nào. Bạn có thể theo dõi những thông tin dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm đa cơ là gì? 

Viêm đa cơ là một bệnh tự miễn có thể gây viêm và yếu cơ. Viêm đa cơ thường gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh do gây khó khăn khi đi lại, ngồi dậy hoặc nâng đồ vật.

Hiện nay vẫn chưa có cách nào chữa bệnh khỏi hoàn toàn, những người bệnh có thể cải thiện chức năng của cơ bắp thông qua việc sử dụng thuốc và vật lý trị liệu.

Theo thống kê, viêm đa cơ là một căn bệnh hiếm gặp. Hầu hết người bệnh đều ở trong độ tuổi từ 45 tới 60 tuổi. Viêm đa cơ có thể đi kèm theo nhiều bệnh khác. Đôi khi viêm đa cơ hoặc viêm cơ da có thể liên quan tới ung thư như ung thư vú, ung thư hạch, ung thư phổi, ruột kết hay buồng trứng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm đa cơ

  • Yếu cơ: Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong viêm đa cơ. Đặc biệt là những cơ gần với trục của cơ thể như cơ hông, vai, đùi, cổ và cánh tay. Yếu cơ thường có sự khỏi phát từ từ, thông thường xảy ra từ 3 tới 6 tháng. 
  • Triệu chứng toàn thân: Sốt, giảm cân, mệt mỏi, chán ăn, viêm khớp và cứng khớp vào buổi sáng.
  • Triệu chứng của hệ tiêu hóa: Táo bón, bụng đầy hơi, trào ngược thức ăn lên mũi, khó nuốt, viêm thực quản do bị trào ngược.
  • Triệu chứng ở phổi: Thở khò khè, tím tái, ho sặc, tụt huyết áp, … do suy yếu những cơ vùng hầu họng, cơ hoành và cơ thành ngực gây ra những triệu chứng của viêm phổi hít.
  • Triệu chứng ở tim: Đánh trống ngực, hồi hộp, đau thắt ngực là do suy tim, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim, …
  • Triệu chứng của hệ tiết niệu: Nước tiểu có màu nâu đỏ, tiểu ít do hoại tử ống thận cấp.
  • Triệu chứng ở da: Da đổi màu trắng hoặc xanh tím, cảm giác tê và dị cảm.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm đa cơ

Các biến chứng có thể xảy ra của viêm đa cơ bao gồm:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm đa cơ

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm đa cơ, nhưng theo nghiên cứu, tình trạng xảy ra khi những tế bào của hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô trong cơ thể (Đây là một quá trình tự miễn dịch của cơ thể).

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) viêm đa cơ?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị viêm đa cơ. Tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Nữ giới;
  • Người có độ tuổi từ 45 tới 60 tuổi;
  • Người da đen.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) viêm đa cơ

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Nhiễm virus: Virus viêm gan B, Virus lymphotrophic tế bào T gây bệnh ở người type 1 (HTLV-1), Echovirus, Adenovirus, virus cúm,…
  • Rối loạn mô liên kết.
  • Bị một số bệnh như lupus, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren.
  • Sử dụng một số thuốc: D-penicillamine, procainamide, phenytoin, hydralazine và thuốc ức chế men chuyển angiotensin,…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm đa cơ

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra tiền sử chấn thương, bệnh sử và thuốc người bệnh đang sử dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về triệu chứng, phần cơ thể bị ảnh hưởng, triệu chứng toàn thân.

Một số xét nghiệm chẩn đoán xem bệnh nhân có bị viêm đa cơ không:

  • Xét nghiệm máu: Viêm đa khớp sẽ làm những enzyme trong huyết thanh tăng lên như GOT, GPT, Ck,… bên cạnh đó còn tìm thấy kháng thể kháng nhân và những kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn ở trong cơ thể.
  • Điện cơ (EMG): Phát hiện những bất thường điển hình của viêm đa cơ, cho thấy những vùng cơ bị viêm. Xét nghiệm này có thể loại trừ các bệnh thần kinh, cơ khác. 
  • Sinh thiết cơ: Được sử dụng để xác nhận sự hiển điển hình của viêm đa cơ.
  • Chụp X-quang, CT: Xác định tổn thương và xâm lấn để có thể đưa những phương pháp điều trị hiệu quả.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị viêm đa cơ hiệu quả

Viêm đa cơ hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên bệnh sẽ được cải thiện chức năng cơ bắp khi người bệnh dùng thuốc và vật lý trị liệu. Bệnh nên được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng không mong muốn.

Việc điều trị viêm đa cơ sẽ tùy thuộc vào mức độ đáp ứng cũng như những triệu chứng của bệnh gây ra.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc corticoid: Prednison có hiệu quả cao trong việc kiểm soát những triệu chứng của bệnh viêm đa cơ. Tuy nhiên nếu sử dụng corticoid kéo dài sẽ gây những tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy bác sĩ cần giảm liều thuốc xuống thấp hơn.
  • Thuốc hỗ trợ corticosteroid: Thường được kết hợp với corticosteroid, thường có tác dụng là giảm những tác dụng phụ của corticosteroid. Hai loại thuốc thường được sử dụng ở nhóm thuốc này là methotrexate và azathioprine. Ngoài ra còn có những loại thuốc được kê đơn cho viêm đa cơ là tacrolimus, cyclosporine và mycophenolate mofetil.
  • Rituximab: Thường được dùng trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một lựa chọn nếu nếu các phương pháp ban đầu vẫn không kiểm soát được triệu chứng của bệnh.

Tiêm IVIG

Globulin miễn dịch dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch (IVIG) là một sản phẩm máu tinh khiết có chứa những kháng thể lành mạnh. Những kháng thể này có thể ngăn chặn các kháng thể gây hại tấn trong viêm đa cơ. Phương pháp nay nên dược lặp đi lặp lại thường xuyên để có tác dụng tốt nhất.

Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp trị liệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ đưa ra những bài tập hiệu quả giúp cải thiện, duy trì cũng như sự linh hoạt của cơ bắp.
  • Ngôn ngữ trị liệu: Khi viêm đa cơ làm cho cơ nuốt của người bệnh bị suy yếu, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp ngôn ngữ để giúp người bệnh học cách bù đắp cho những thay đổi đó.
  • Đánh giá chế độ ăn uống: Chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra những thực đơn món ăn dinh dưỡng và dễ ăn nếu người bệnh khó khăn trong việc nhai và nuốt.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm đa cơ

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa viêm đa cơ hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

Xem thêm: Viêm cơ là do đâu và biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Các bệnh liên quan

  1. Thoái hóa khớp háng

  2. Thoát vị đĩa đệm

  3. Hội chứng đường hầm xương trụ

  4. Giả gút

  5. Bệnh Freiberg

  6. Sai khớp

  7. Teo cơ do đái tháo đường

  8. Xơ cứng xương

  9. Đau khớp khuỷu tay

  10. Bàn chân khoèo