Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khớp ngón tay và gối là hai bộ phận phải hoạt động thường xuyên. Vì vậy, không tránh khỏi được tình trạng đau nhức. Đau khớp ngón tay và gối là bị làm sao?
Đau khớp ngón tay và gối là tình trạng gây ám ảnh với nhiều lứa tuổi, đặc biệt là người già. Nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn giới hạn khả năng vận động của người bệnh. Chỉ bằng tình trạng đau nhức, rất khó để có thể xác định được chính xác căn bệnh mà bạn đang gặp phải. Vậy tình trạng này thực sự là triệu chứng của bệnh gì?
Bệnh lý xương khớp hiện nay đã trở nên rất phổ biến. Chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên nhân gây bệnh đau ngón tay và gối như sau:
Tuổi càng cao thì chức năng vận động của cơ thể càng giảm. Chất nhờn trong khớp nối ít đi, khiến khớp ngón tay và khớp gối khi hoạt động ma sát nhiều hơn, gây đau đớn cho người bệnh. Theo các chuyên gia y khoa, nữ giới sau giai đoạn mãn kinh có nguy cơ bị tổn thương sụn khớp nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do sự rối loạn hormone bên trong cơ thể, kết hợp với việc thường xuyên phải vận động các khớp gối, khớp ngón tay trong các hoạt động nội trợ, mang vác nặng,... làm cho sụn hao mòn, khiến xương bị biến đổi về cấu trúc.
Nếu chẳng may bị té ngã, va đập mạnh với các vật thể có chất liệu cứng cáp, bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng các khớp tay, khớp gối bị nứt, vỡ, gãy, hoặc các dây chằng bị căng giãn quá mức gây đau nhức.
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, xuất phát từ việc màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương. Lúc này, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể không thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn khiến cho các khớp trở nên sưng tấy, nóng đỏ và đau. Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, người bệnh mắc bệnh lý này còn có nguy cơ bị tàn phế và tổn thương các cơ quan khác như: Mắt, tim, phổi, da, mạch máu,...
Ngoài ra, tình trạng đau nhức khớp ngón tay và đầu gối có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:
Rõ ràng, nếu cơn đau không thuyên giảm thì sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác. Lúc này, bạn cần chú ý quan sát để có thêm căn cứ xác định nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý phù hợp. Cụ thể:
Hầu hết các trường hợp bị đau nhức xương khớp do lão hóa thường dẫn đến bệnh lý thoái hóa khớp với các dấu hiệu:
Mức độ đau do chấn thương khác nhau ở mỗi người do nó còn phụ thuộc vào mức độ chịu đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đa phần người bệnh sẽ cảm thấy:
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp đơn giản nhất bao gồm:
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để được thăm khám rõ ràng. Bạn nên tham khảo các phương pháp giảm đau nhức xương khớp như sau:
Nếu không có tiền sử bị các bệnh lý về xương khớp và mức độ đau không quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa bệnh tại nhà là:
Sau khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm, bao gồm:
Khi tổn thương khớp trở nên nghiêm trọng như chấn thương gây nứt, gãy, hoặc bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên quá nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thay phần khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo được làm từ nhựa, gốm sứ, kim loại,... để phục hồi khả năng vận động bình thường của người bệnh. Hơn nữa, còn cải thiện được các biến dạng tay, chân và tránh được nguy cơ tàn phế do bệnh gây ra.
Người bệnh không nên chủ quan với triệu chứng đau khớp ngón tay và gối. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bạn nên thăm khám hợp lý để tránh các biến chứng nặng nề nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp