Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Đau ngón tay

Đau ngón tay: Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Đau ngón tay thường là hậu quả sau một chấn thương tai nạn hay do một bệnh lí nền gây ra. Thông thường, đau ngón tay không quá trầm trọng và sẽ tự hết triệu chứng. Đau ngón tay có thể gây trở ngại hay khó khăn trong cuộc sống.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau ngón tay

Đau ngón tay là cảm giác đau nhói, chuột rút hoặc đau nhức ở bất kỳ ngón tay nào, kể cả ngón cái. Đau ngón tay có thể do bệnh tật hoặc chấn thương ảnh hưởng đến bất kỳ cấu trúc nào của ngón tay, bao gồm: xương, khớp, cơ, gân, mạch máu hoặc các mô liên kết. Trong hầu hết các trường hợp, đau ngón tay không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đau ngón tay không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng đau ngón tay

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau ngón tay

Đau ngón tay có thể âm ỉ và đau nhức, hoặc có thể đau nhói, đau dữ dội và chuột rút. Cơn đau có thể bắt đầu đột ngột và sau đó biến mất nhanh chóng.

Đau kèm theo sưng: Nếu bị gãy ngón tay, ngón tay sẽ sưng lên, có màu tím hoặc xanh, và đặc biệt là rất đau đớn. Đau đột ngột, đau buốt, sưng tấy thường gặp trong quá trình chấn thương.

Đau nhói hoặc đau khi cử động: Hội chứng ống cổ tay và các nguyên nhân liên quan đến dây thần kinh và cơ ở cánh tay và bàn tay.

Cục hoặc nốt dưới da tại ngón tay, có thể chứa dịch hoặc chai cứng, di động hoặc không.

Đau khi thời tiết lạnh hoặc căng thẳng, tê hoặc kim châm, đôi khi da đổi màu.

Tác động của đau ngón tay đối với sức khỏe

Bàn tay chứa một số cơ quan cảm ứng nhạy cảm nhất trong toàn bộ cơ thể và tất cả các cơ quan cảm ứng đó được kết nối với não của bạn bằng một mạng lưới các dây thần kinh. Vì vậy khi đau ngón tay sẽ gây ảnh hướng khó khăn đến việc sinh hoạt và trong công việc hằng ngày.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cơn đau dữ dội hoặc khiến bạn ngừng hoạt động bình thường;

Cơn đau đang trở nên tồi tệ hơn hoặc tiếp tục quay trở lại;

Cơn đau không được cải thiện sau khi điều trị tại nhà trong 2 tuần;

Bạn có bất kỳ ngứa ran hoặc mất cảm giác ở tay của bạn;

Bàn tay của bạn bị biến dạng;

Bạn bị bệnh tiểu đường - các vấn đề về tay có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bị tiểu đường.

Nguyên nhân đau ngón tay

Viêm xương khớp: Viêm thoái hóa khớp vô căn hoặc xảy ra sau một chấn thương. Vị trí thoái hóa khớp thường ở khớp bàn đốt, liên đốt đặc biệt hay gặp ở khớp liên đốt xa. Bệnh gây sưng, đau các khớp ngón tay, khớp cứng lại, khó cầm nắm thường gặp ở người cao tuổi.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Bệnh xảy ra nhiều khớp cùng một lúc và thường với các khớp đối xứng hai bên cơ thể như khớp bàn tay, ngón tay, khớp cổ tay, gối, bàn ngón chân.

Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay, biểu hiện bằng cơn đau nhức, tê ran và ngứa ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, có thể lan dần lên cẳng tay về phía vai kèm theo cơn đau cơ, chuột rút. Tình trạng nặng có thể gây mất khả năng nhận thức ở các đầu ngón tay hoặc yếu cơ tay.

Hội chứng viêm bao gân De Quervain: Là chứng sưng viêm, đau ở các gân dọc theo bên ngón cái của cổ tay do hoạt động quá mức. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như đau khớp cổ tay, cẳng tay và đau các khớp ngón tay cái. Bệnh phổ biến ở các bà nội trợ, những người thường nấu ăn, làm vườn, dọn dẹp,…

Chấn thương: Chấn thương ở ngón tay có thể gây ra vết cắt hở, bầm tím hoặc gãy xương hoặc tổn thương cơ và mô đều là những nguyên nhân phổ biến gây đau ngón tay. Những kiểu chấn thương thường gặp là gãy ngón tay hoặc gãy móng tay, ngón tay bị cắt trúng,…

Bong gân ngón tay: Đau, sưng và bầm tím, khó cử động ngón tay hoặc cầm nắm bất cứ thứ gì, thường gặp ở người chơi thể thao như bóng chuyền, bóng rổ.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Đôi khi cũng có thể gây đau ngón tay, cảm giác bỏng rát hoặc đau buốt vùng dây thần kinh chi phối như bệnh Đái tháo đường, bệnh lý tự miễn Lupus

Khác: Các nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn, khối u xương, viêm da, loãng xương, tiếp xúc độc chất, hiện tượng Raynaud,…

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau ngón tay

Những nguyên nhân đau ngón tay không do chấn thương là gì?

Nguyên nhân gây đau ngón tay không do chấn thương bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh lý thần kinh ngoại biên, nhiễm khuẩn, hội chứng ống cổ tay có thể gây ra triệu chứng đau ngón tay đi kèm với sưng, nóng, tê rần và thậm chí mất cảm giác ở tay.

Phương pháp điều trị bệnh đau ngón tay là gì?

Vai trò của Omega-3 đối với bệnh đau ngón tay là gì?

Đau ngón tay có dẫn đến bệnh gout hay không?

Vai trò và lợi ích của các bài tập tay trong điều trị đau ngón tay?

Hỏi đáp (0 bình luận)