Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người bị đau khớp ở mông mà không rõ nguyên nhân tại sao lại gặp phải tình trạng này. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhức âm ỉ tại mông.
Đau khớp ở mông có thể là dấu hiệu cho thấy bạn gặp phải một số bệnh lý tiềm ẩn ở bên trong. Những cơn đau nhức âm ỉ tại mông gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế nếu như những cơn đau nhức tại vùng mông kéo dài và trở nên trầm trọng, đi kèm theo đó là các triệu chứng như:
Theo đó, cơ mông bao gồm 3 nhóm cơ chính đó là cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé.
Tất cả 3 nhóm cơ này đều có khả năng co giãn. Tuy nhiên, nếu như bạn kéo căng quá mức thì có khả năng sẽ bị rách cơ. Đi kèm theo đó là một số vấn đề khác như cơ bị căng cứng, sưng tấy, rất khó để cử động.
Theo đó, nguyên nhân phổ biến thường dẫn đến tình trạng căng cơ là do bệnh nhân rèn luyện thể chất quá nhiều, di chuyển một cách đột ngột, không khởi động trước khi chơi thể thao hoặc tập thể dục, đột ngột chuyển hướng chuyển động.
Khi bị đau thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện những cơn đau rát và đau nhói phát sinh từ vùng lưng. Tiếp theo đó, các cơn đau sẽ di chuyển xuống phần mông rồi lan sang những dây thần kinh tọa. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy có triệu chứng đau nhức tại chân trái hoặc chân phải, thậm chí là ngứa ran ở chân.
Những cơn đau thần kinh tọa thường xuất hiện khi bệnh nhân bi hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm, từ đó mà sẽ gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh tọa.
Viêm bao hoạt dịch chính là tình trạng bao hoạt dịch bị sưng đỏ và viêm. Bao hoạt dịch thường có ở mông. Chính vì vậy, viêm bao hoạt dịch cũng chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức tại vùng mông. Khi đó, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:
Thông thường, mỗi đốt xương ở trong cột sống vốn được phân tách bởi lớp đĩa đệm. Lớp đĩa đệm này có tác dung tăng cường sự linh hoạt cho xương và giảm xóc hiệu quả. Một khi lớp đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu thì sẽ gây ra sự chèn ép đối với các dây thần kinh gần đó và gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu.
Theo đó, khu vực rất dễ bị thoát vị đĩa đệm chính là cột sống thắt lưng. Khi ấy, dây thần kinh tọa sẽ bị ảnh hưởng và gây ra những cơn đau nhức tại mông. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như ngứa ran, tê, bị suy giảm sức lực.
Theo thời gian, lớp đĩa đệm tại cột sống sẽ trở nên hao mòn dần. Lúc này, các đốt xương sẽ cọ xát vào với nhau và gây ra những cơn đau nhức mỗi khi chuyển động. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm tại thắt lưng rất dễ gây ra những cơn đau tại đùi và mông. Theo đó, mức độ cơn đau thường trở nên trầm trọng hơn mỗi khi bạn cúi người, ngồi hoặc cố gắng nâng vật lên trên cao.
Cơ tháp hay còn gọi là cơ hình lê thường nằm ở gần đỉnh khớp hông hoặc nằm gần mông. Loại cơ này thường thực hiện vai trò là giúp ổn định khớp mông, giúp cho cơ thể được thăng bằng, thực hiện được các động tác như xoay đùi và nâng đùi rất dễ dàng.
Hội chứng cơ hình lê thường xảy ra khi những cơ này đè lên các dây thần kinh tọa cùng theo đó là một loạt các triệu chứng như tê ngứa chân, đau khớp mông. Mức độ của cơn đau thường xảy ra trầm trọng hơn mỗi khi bạn ngồi hoặc chạy, thậm chí là đi lên cầu thang.
Tình trạng cứng khớp và đau khớp hay còn được gọi là viêm khớp. Theo ý kiến của các chuyên gia, hiện nay có đến 100 loại viêm khớp khác nhau. Trong đó có một số loại viêm khớp thường bắt nguồn từ sự thoái hóa của các khớp khi tuổi càng cao. Số còn lại vốn được phát sinh do sự tấn công bởi hệ miễn dịch.
Trong đó, viêm khớp tại khớp hông có thể lan tỏa những cơn đau xuống phần phía dưới của cơ thể và gây ra những cơn đau nhức tại mông. Thông thường, tình trạng cứng khớp và đau khớp thường xảy ra nghiêm trọng hơn vào mỗi buổi sáng có có xu hướng giảm dần mỗi khi bạn di chuyển khớp.
Đau khớp ở mông gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, để khắc phục chứng bệnh này, bạn cần thực hiện điều trị sao cho đúng cách và hợp lý nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.