Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp vai ngày nay luôn là vấn đề mà mọi người thường gặp phải ở các độ tuổi khác nhau. Vậy bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng liệu có cách nào để điều trị đau khớp vai hiệu quả không?
Khớp vai là bộ phận có phạm vi chuyển động rộng và linh hoạt, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trên cơ thể. Việc đau khớp vai ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế bạn cần biết cụ thể về bệnh đau khớp vai và cách điều trị hiệu quả nhất. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nó nhé!
Đau khớp vai là một trong những bệnh thấp khớp rất phổ biến hiện nay, nó thường xuất hiện ở nữ giới hơn là ở nam giới. Các cơn đau vai thường rất đau khi nằm nghiêng hoặc cử động vai.
Vai thường bị đau chủ yếu là do các tổn thương hay do các bệnh lý xảy ra ở khớp vai. Việc đau khớp vai này rất hiếm liên quan đến các vấn đề về cột sống như chúng ta thường biết.
Một số đối tượng khi bị đau khớp vai thường có hiện tượng tê bì dọc cánh tay lan đều dần đến bàn tay. Đó có thể là một trong những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra.
Sau đây là một vài trường hợp gây nên chứng đau khớp vai mà bạn thường gặp:
Theo thời gian, các lớp sụn dần bị mài mòn đi khiến cho các đầu xương lộ dần ra ngoài và dần cọ sát và nhau mỗi khi cử động gây nên đau khớp vai. Sau một thời gian dài, các đầu xương cũng sẽ dần bị hư hỏng. Và đồng thời khi lớp sụn và các đầu xương không còn như lúc ban đầu thì rất dễ dẫn đến thoái hoá khớp vai.
Thoái hoá khớp vai là một căn bệnh mãn tính, cần điều trị kịp thời để làm chậm đi quá trình dần thoái hoá. Chính vì thế, bên cạnh các biện pháp điều trị của bác sĩ bạn cần phải bổ sung riêng cho mình các chất ức chế gây bên yếu tố tiền viêm như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…, từ đó giúp bảo vệ và tái tạo sụn, xương dưới sụn, nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.
Trật khớp vai là một dạng chấn thương rất thường dễ bắt gặp, nó thường xảy ra khi các chỏm xương cánh tay dần bị trượt khỏi ổ chảo. Bạn có thể dễ bị trật khớp toàn phần hoặc trật khớp bán phần.
Khi bị chấn thương khớp vai, bạn sẽ cảm thấy ê ẩm, không thể giữ vững khi nâng cánh tay hoặc đưa tay dần ra xa. Nếu việc này xảy ra nhiều lần sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đau khớp vai.
Viêm quanh khớp vai dùng để chỉ tình trạng làm dày lên của các mô sẹo quang khớp vai. Điều này khiến cho các khớp không thể cử động hoặc xoay chuyển nhanh được. Các triệu chứng đặc biệt của căn bệnh này là sưng, đau, và căng cứng các khớp làm giảm đi sự vận động các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Thông thường những người từ độ tuổi 40 trở đi hoặc đau trong tình trạng ung thư vú hay điều trị đột quỵ là một trong những đối tượng có nguy cơ bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng cao hơn người bình thường. Bệnh có thể dễ tái phát ở cùng một bên vai hoặc sang vai khác nếu mức độ đau nhức dần tăng lên
Vậy cần phải làm gì khi bị đau khớp vai và cách điều trị sao cho hiệu quả?
Đau khớp vai là triệu chứng của một trong những bệnh của viêm quanh khớp vai thông thường. Chính vì thế, để giảm đi tình trạng đau chống viêm là một trong những mục tiêu mà các bác sĩ đặt lên hàng đầu. Để đánh giá mức độ đau của người bệnh thường dùng đến tháng điểm VAS (visual analogue scale: Thang điểm nhìn lượng giá mức độ đau).
Ta có thể sử dụng các liều thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen. Hoặc cũng có thể sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid. Bên cạnh đó, bạn có thể giảm cơn đau dễ dàng hơn bằng việc tiêm corticoid tại chỗ, nếu dùng biện pháp này bạn cần tiêm nhắc lại 3 - 6 tháng một lần.
Một số chế độ sinh hoạt cũng có thể làm ảnh hưởng đến đau khớp vai. Bạn vẫn có thể hoạt động bình thường khi đau khớp vai nhưng khi cảm thấy đau quá mức nên dừng ngay các hoạt động đang diễn ra lúc này.
Sử dụng phương pháp phẫu thuật nối các gân bị đứt là một trong những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh đau khớp vai này. Cách thức này được dùng với thể giả liệt các khớp vai, và đặc biệt được dùng đối với các người trẻ bị đứt gân ở các vùng khớp do chấn thương.
Trường hợp khác đứt gân do thoái hoá ở những người từ 60 trở đi, cần có sự tư vấn của bác sĩ và hết sức cẩn trọng khi phẫu thuật. Bệnh nhân cần được chăm sóc và tái khám định kỳ 1 - 3 tháng để có lời khuyên và sự chỉ định từ bác sĩ một cách hợp lý nhất.
Bên cạnh đó bạn có thể kết hợp các cách trị liệu khác như kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,... Khi đau khớp vai không bị sưng, nóng bạn có thể áp dụng các liệu pháp về nhiệt như: Sóng ngắn, sóng siêu âm, hồng ngoại,...
Bạn nên vận động đúng cách cho bản thân mình để hạn chế gây ảnh hưởng đến các vùng bị tổn thương, sau điều trị cần luyện tập đầy đủ để có thể dễ dàng phục hồi các chức năng của khớp vai.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về bệnh đau khớp vai và cách điều trị hiệu quả mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn các thông tin cần thiết về căn bệnh đau khớp vai cũng như có phương hướng để điều trị kịp thời.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.