Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không? Loại thực phẩm nào nên kiêng?

Ngày 19/11/2023
Kích thước chữ

"Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?" là vấn đề dinh dưỡng được nhiều người bệnh quan tâm, vì nếu sử dụng các thực phẩm không hợp lý thì bệnh sẽ lâu phục hồi và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho “cửa sổ tâm hồn”.

Các trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ hầu hết đều lành tính, nhưng chúng ta không nên chủ quan mà cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh mau chóng hồi phục. Ngược lại, nếu ăn uống không hợp lý thì nguy cơ cao bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và kèm theo biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế bài viết sau đây sẽ gợi ý đến bạn đọc một số loại thực phẩm cần kiêng đối với người bệnh đau mắt đỏ, đồng thời giải đáp câu hỏi thắc mắc đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không, mọi người theo dõi qua nhé!

Dấu hiệu và nguyên nhân gây đau mắt đỏ là gì?

Mọi người cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ và các triệu chứng kèm theo là gì để kịp thời phát hiện, để tránh lây sang cho người khác.

Góc giải đáp: Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không? 1
Tìm hiểu các dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ để có cách phòng ngừa phù hợp

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, gây cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày do lớp giác mạc bên ngoài nhãn cầu dễ bị nhiễm trùng từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

  • Các loại virus là nguyên nhân chính gây đau mắt đỏ.
  • Các chất gây dị ứng từ phấn hoa, nấm mốc, hoạt chất hóa học.
  • Các chất gây kích ứng có trong thành phần của dầu gội, kính áp tròng, bụi bẩn, khói,...
  • Nhiễm trùng lây qua đường tình dục như virus herpes simplex hoặc vi khuẩn chlamydia gây đau mắt đỏ ở cả người lớn và viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
  • Tình trạng cơ thể tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức.
Góc giải đáp: Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không? 2
Bệnh đau mắt đỏ do các vi khuẩn, virus có trong môi trường gây ra

Biểu hiện đau mắt đỏ

Các dấu hiệu đặc trưng của đau mắt đỏ bao gồm:

  • Ngứa mắt gặp ở trường hợp viêm kết giác mạc dị ứng.
  • Mí mắt bị sưng, tròng trắng mắt bị đỏ, chảy nước mắt nhiều và tầm nhìn bị hạn chế.
  • Nhạy cảm với ánh sáng (trước đó không có) và cảm thấy khó chịu ở 1 hoặc 2 mắt.
  • Có chất dịch màu vàng trên lông mi sau khi ngủ dậy hoặc dịch màu trắng chảy ra từ mắt.

Vai trò của dinh dưỡng trong quá trình điều trị đau mắt đỏ

Người bệnh đau mắt đỏ bên cạnh việc thăm khám và vệ sinh mắt thường xuyên thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng để đẩy nhanh quá trình hồi phục của mắt. Bữa ăn đầy đủ vitamin, dưỡng chất sẽ giúp tăng cường miễn dịch để cơ thể chống lại nhiều tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ, ngược lại nếu ăn uống không kiểm soát, không kiêng cữ thì tình trạng viêm nhiễm mắt sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Vì thế tuy bệnh đau mắt đỏ phần lớn đều lành tính nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan và cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?

Thịt gà vốn là món ăn yêu thích của nhiều người, vì thế câu hỏi đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không là thắc mắc đang nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh đang điều trị đau mắt đỏ.

Câu trả lời là người bệnh đau mắt đỏ vẫn có thể ăn thịt gà nhưng phải bỏ đi phần da vì trong da chứa thành phần gây kích ứng, không tốt cho mắt. Hơn nữa người bệnh ăn thịt gà cần tránh ăn quá nhiều sẽ tích trữ mỡ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt cần phải kết hợp thêm các thực phẩm giàu chất xơ để đảm bảo tiêu hóa.

Góc giải đáp: Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không? 3
Giải đáp thắc mắc người đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không?

6 loại thực phẩm người bị đau mắt đỏ nên kiêng

Người đang trong quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ cần phải kiêng nhiều thực phẩm có thể gây dị ứng, béo phì, không tốt cho mắt,... Bao gồm:

Mỡ động vật

Người bệnh có thể ăn thịt gà nhưng phải bỏ đi da gà vì trong da chứa nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe mắt khi đang điều trị, có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm và gây ra gan nhiễm mỡ, vì thế bệnh nhân cần sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật.

Thức ăn cay nóng

Thức ăn cay nóng, điển hình nhất là gừng, ớt,... gây kích thích đến thần kinh thị giác khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí kèm theo cảm giác nóng, ngứa rát mắt,...

Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri có thể làm cơ thể dễ bị mất nước và tăng nguy cơ gây khô mắt, hơn nữa thức ăn đóng hộp còn chứa nhiều dầu mỡ làm tăng tình trạng viêm và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Rau muống

Mặc dù rau muống chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe nhưng đối với bệnh nhân đang bị đau mắt đỏ thì cần phải kiêng thực phẩm này vì các thành phần có trong rau muống có thể làm tăng tiết dịch và ghèn cho mắt, khiến mắt nhiễm trùng nặng và lâu hồi phục hơn.

Góc giải đáp: Đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không? 4
Người bệnh đau mắt đỏ ăn nhiều rau muống sẽ làm tăng tiết dịch và đổ ghèn ở mắt

Đồ uống có đường, nước có gas

Khi đang bị đau mắt đỏ, cơ thể rất dễ nhạy cảm với các thực phẩm chứa nhiều đường, các loại nước ngọt có gas chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu và hàm lượng đường cao sẽ không tốt cho người đau mắt đỏ, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Đồ uống có cồn

Đồ uống chứa cồn có nhiều thành phần gây kích thích thần kinh thị giác, nếu sử dụng trong quá trình điều trị bệnh đỏ mắt sẽ làm suy giảm thị giác và làm mắt thêm tổn thương.

Trên đây là danh sách các nhóm thực phẩm người bệnh đau mắt đỏ cần phải kiêng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh, đồng thời giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc đau mắt đỏ có ăn được thịt gà không, từ đó mọi người có thể tham khảo và xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng người mà không làm ảnh hưởng đến thị lực.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin