Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau miệng khi điều trị ung thư: Nguyên nhân do đâu và xử lý như thế nào?

Ngày 09/06/2022
Kích thước chữ

Hầu hết những bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư thường có nhiều thay đổi lớn nhỏ trong khoang miệng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin về đau miệng khi điều trị ung thư, nguyên nhân, cách xử lý cũng như cách chăm sóc răng miệng giúp phòng ngừa và giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ.

Niêm mạc miệng là sưng bên trong, ngoài miệng và cổ họng… có thể dẫn đến các vết loét miệng và đau miệng. Tùy từng bệnh nhân sẽ có mức độ đau nhiều ít khác nhau. Do đó, bệnh nhân hãy nói với bác sĩ điều trị nếu bạn cảm thấy đau hoặc có những thay đổi khác trong khoang miệng khi đang điều trị ung thư. Khi đó, bác sĩ cũng như các chuyên viên điều trị có thể hỗ trợ giúp giảm các tác dụng phụ. Điều đó còn là phần rất quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị bệnh ung thư, hay còn được gọi là kiểm soát triệu chứng, chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc xoa dịu ung thư.

Đau miệng khi điều trị ung thư

Khi điều trị ung thư, dù bệnh nhân được chỉ định sử dụng liệu pháp nào, nguy cơ tác dụng đều có thể xảy ra. Những thay đổi khi điều trị ung thư có thể làm cho vùng răng miệng bệnh nhân xảy ra những vết thương chậm lành do nhiễm trùng, bị chấn thương, đặc biệt thậm chí có những trường hợp răng của bệnh nhân có thể bị loại bỏ ngay sau khi điều trị xạ trị.

Phục hồi và chăm sóc răng miệng dự phòng là việc làm rất quan trọng để tránh nhiễm trùng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân ung thư. Do đó, để phòng ngừa sự nhiễm trùng, sâu răng, đau miệng, viêm loét… điều quan trọng là khi bệnh nhân nhận thấy có bất kì triệu chứng khó chịu nào, cần đến gặp nha sĩ sớm nhất để điều trị kịp thời.

Đau miệng khi điều trị ung thư, nguyên nhân và cách xử lý1

Phục hồi và chăm sóc răng miệng dự phòng là việc làm rất quan trọng để tránh nhiễm trùng

Những nguyên nhân gây đau miệng khi điều trị ung thư

Hiểu được nguyên nhân gây đau miệng có thể giúp bạn và nhóm chăm sóc xử trí tác dụng phụ này. Một vài điều liên quan đến ung thư và điều trị ung thư có thể gây ra đau miệng:

Hoá trị trong điều trị ung thư gây đau miệng

Theo thống kê có đến 40% bệnh nhân hóa trị tác dụng phụ bị đau miệng. Hóa trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến những tế bào phân chia nhanh chóng cả tế bào ung thư và một số tế bào bình thường khác, chẳng hạn như: Tế bào tủy xương, tế bào đường tiêu hóa, tế bào niêm mạc miệng và tế bào lông… đều phân chia rất nhanh. Khi hóa trị, chúng không thể phân biệt được đâu là tế bào khỏe mạnh hay đâu là tế bào ác tính.

Do đó, hóa trị đôi khi làm tổn thương cả hai. Khi việc thực hiện hóa trị liệu điều trị ung thư, có thể gây ức chế tủy xương, từ đó làm giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu, từ đó kéo theo hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và nguy cơ chảy máu nhiều hơn.

Những thay đổi này làm cho vết thương chậm lành do nhiễm trùng, chấn thương. Phục hồi và chăm sóc răng miệng dự phòng là rất quan trọng để tránh nhiễm trùng. Do đó, để có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và sâu răng, điều quan trọng là phải đến gặp nha sĩ sớm điều trị và tiếp tục vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Xạ trị trong điều trị ung thư gây đau miệng

Xạ trị là liệu pháp rất thường được sử dụng để điều trị ung thư ở khu vực đầu và cổ. Tương tự như liệu pháp hóa trị, xạ trị cũng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. Đồng thời, một số tế bào khỏe mạnh bình thường cũng có thể bị loại bỏ. Trong quá trình điều trị bằng liệu pháp xạ trị vùng đầu – cổ, bệnh nhân có khả năng cao bị viêm vùng niêm mạc miệng. Triệu chứng đau miệng thường sẽ giảm dần trong vài tuần sau khi kết thúc điều trị.

Tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị vùng đầu – cổ là khô miệng. Triệu chứng này thường là kết quả của sự tổn thương từ bức xạ ở các tuyến nước bọt, các tuyến nước bọt tiết ra ít hơn và đặc hơn. Khi đó, tác dụng bảo vệ của nước bọt đối với răng miệng bị mất và có sự hình thành và gia tăng vi khuẩn đường miệng gây ra đau miệng, sâu răng. Không những thế, răng của bệnh nhân xuất hiện nhiều mảng bám và xỉn màu hơn.

Đau miệng khi điều trị ung thư, nguyên nhân và cách xử lý2

Nguyên nhân gây đau miệng khi điều trị ung thư thường do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị

Xử trí các vết đau miệng khi điều trị ung thư

Cách tốt nhất để kiểm soát vết đau miệng là ngăn ngừa và điều trị sớm. Dưới đây là một số gợi ý bệnh nhân có thể lựa chọn để phòng và điều trị vết đau miệng do tác dụng phụ của điều trị ung thư:

Ngậm các viên đá nhỏ trước và trong mỗi lần hóa trị liệu

“Mẹo” nhỏ này có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa viêm niêm mạc vùng miệng do một số loại thuốc hóa trị gây ra.

Lời khuyên từ các bác sĩ

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị các biện pháp giảm đau đặc hiệu nếu bệnh nhân bị đau miệng. Bạn có thể có các lựa chọn sau:

  • Dung dịch nước súc miệng có chứa lidocaine, đôi khi được gọi là “nước súc miệng thần kỳ”. Bên cạnh đó, hỗn hợp ba thành phần – thường chứa 3 trong số các thành phần sau: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine/thuốc tê tại chỗ để giảm đau và khó chịu, thuốc kháng nấm, corticosteroid giảm viêm, thuốc kháng axit hỗ trợ.
  • Các loại thuốc không cần kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol). Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh dùng aspirin trong quá trình điều trị ung thư trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau theo toa.

Đau miệng khi điều trị ung thư, nguyên nhân và cách xử lý3

Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để giúp giảm viêm loét và đau miệng

Những lưu ý giúp phòng tránh đau miệng khi điều trị ung thư

Trong quá trình điều trị ung thư, bạn cần chăm sóc đặc biệt vùng miệng. Những gợi ý sau có thể giúp ích cho bệnh nhân đang điều trị ung thư:

  • Khám nha sĩ chuyên về ung thư trước khi bắt đầu xạ trị vùng đầu và cổ. Nha sĩ chuyên về ung thư có kinh nghiệm trong việc kiểm soát sức khoẻ răng miệng cho những bệnh nhân ung thư đầu và cổ.
  • Chải răng nhẹ nhàng với kem đánh răng có fluoride vài lần một ngày. Nếu đau miệng nghiêm trọng, hãy dùng một chiếc bàn chải xốp thay vì bàn chải đánh răng thông thường.
  • Bàn chải xốp có thể được sử dụng nếu vết đau miệng nghiêm trọng.
  • Nên dùng chỉ nha khoa một cách nhẹ nhàng.
  • Súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý và tránh các loại nước súc miệng chứa cồn.
  • Nên giảm thời gian mang hàm giả. Tránh mang vào buổi tối và cân nhắc tháo ra giữa các bữa ăn để giảm kích ứng miệng.
  • Chọn thức ăn không cần nhai hoặc nhai ít.
  • Tránh thức ăn có tính axit, cay, mặn, thô và khô.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.