Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào? Kết hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc được không?

Ngày 23/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xạ trị và hóa trị đều là những phương pháp điều trị ung thư rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào? Để hiểu rõ hơn cũng như phân biệt được hai phương pháp điều trị này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Việc điều trị cho những bệnh nhân ung thư bằng phương pháp xạ trị hay hóa trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư, vị trí của khối u và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Như vậy, xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào? Có thể kết hợp 2 phương pháp này cùng một lúc được không? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Khái niệm hóa trị và xạ trị

Trước khi tìm hiểu xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào, bạn cũng nên nắm được xạ trị và hóa trị là gì? Dưới đây là khái niệm cơ bản về hóa trịxạ trị mà bạn nên biết:

Hóa trị: Là phương pháp sử dụng các loại hóa chất để có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một liệu pháp toàn thân, tác động lên toàn bộ cơ thể người bệnh nhằm mục đích ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc được bác sĩ lựa chọn sẽ tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh cũng như sức khỏe toàn trạng của người bệnh. Mục đích của phương pháp hóa trị là ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư tới các cơ quan bộ phận khác của cơ thể.

Xạ trị: Là liệu pháp bức xạ sử dụng các sóng năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Bức xạ nhiệt sẽ được đưa vào cơ thể thông qua các thiết bị đặc biệt. Ngoài việc tác động tới các tế bào ung thư, bức xạ cũng có thể gây ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các tế bào bình thường khỏe mạnh sẽ có thể tự chữa lành được, trong khi các tế bào ung thư thì không thể tự chữa lành được.

Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào và kết hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc được không? 1
Hóa trị và xạ trị là hai phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư

Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào?

Câu hỏi được đặt ra rất nhiều là xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào? Sự khác nhau cơ bản nhất giữa 2 phương pháp điều trị này là cách mà chúng được đưa vào cơ thể. Cụ thể như sau:

Hóa trị

Nhiều người thắc mắc hóa trị và xạ trị khác nhau chỗ nào? Hóa trị là phương pháp đưa hóa chất vào cơ thể nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các tế bào bình thường khác trong cơ thể cũng có thể chịu tác động của các hóa chất, gây nên một số tác dụng phụ.

Liệu pháp hóa trị được thực hiện như thế nào? Liệu trình hóa trị có thể được thực hiện bằng nhiều nhiều hình thức khác nhau như đường uống hay đường truyền tĩnh mạch. Hóa trị thường được thực hiện vài tuần một lần, thuốc nhắm tới các tế bào ung thư tại thời điểm nhất định trong vòng đời của chúng.

Phương pháp hóa trị có thể khiến người bệnh gặp một số tác dụng phụ nhất định như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, rụng tóc, nhiễm trùng, loét miệng họng, thiếu máu, tiêu chảy, tê bì tay chân do tổn thương dây thần kinh ngoại biên. 

Bên cạnh đó, một số loại hóa chất còn có thể làm hỏng các tế bào tim, phổi, thận, bàng quang hay hệ thống thần kinh. Các loại thuốc khác nhau sẽ gây ra những tác dụng phụ khác nhau và phản ứng của mỗi cơ thể đối với các loại hóa chất cũng khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ bệnh và có thể kê thuốc nhằm bảo vệ các tế bào bình thường của cơ thể cũng như các loại thuốc để làm giảm các tác dụng phụ của hóa chất trong điều trị ung thư.

Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào và kết hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc được không? 2
Hóa trị sử dụng các loại hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư

Xạ trị

Để hiểu hóa trị và xạ trị khác nhau như thế nào, bạn cần biết rằng: Khác với hóa trị, xạ trị sử dụng các chùm bức xạ tập trung vào một khu vực cụ thể trên cơ thể. Bức xạ này làm biến đổi cấu trúc DNA của tế bào ung thư, khiến các tế bào này bị tiêu diệt thay vì nhân lên và lan rộng tới các cơ quan khác. 

Xạ trị có thể được sử dụng như một phương pháp chính để tiêu diệt khối u hoặc sử dụng để làm thu nhỏ kích thước của khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Ngoài ra, còn dùng để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Có 3 loại xạ trị được sử dụng trong điều trị ung thư:

  • Bức xạ chùm ngoài: Với phương pháp này, người ta sử dụng chùm tia phóng xạ phát ra từ một máy tập trung trực tiếp vào khu vực khối u của người bệnh.
  • Bức xạ bên trong: Phương pháp này còn gọi là trị liệu bằng brachytherther. Phương pháp này sử dụng bức xạ đặt bên trong cơ thể gần khu vực của khối u. Bức xạ này có thể là chất lỏng hoặc chất rắn.
  • Bức xạ hệ thống: Loại này liên quan tới bức xạ dạng viên uống hay dạng lỏng, sử dụng bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Vì xạ trị tập trung chủ yếu vào một vùng của cơ thể, nơi chứa khối u nên ít gây tác dụng phụ cho người bệnh hơn so với phương pháp hóa trị. Tuy nhiên, xạ trị vẫn có thể tác động một phần nào đó tới các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, một số tác dụng phụ khi xạ trị có thể gặp như: Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, co thắt dạ dày, tiêu chảy, rụng tóc, thay đổi màu sắc da, rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn…

Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào và kết hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc được không? 3
Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Có thể kết hợp xạ trị và hóa trị cùng lúc không?

Bên cạnh vấn đề xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào, có thể kết hợp xạ trị và hóa trị cùng lúc không cũng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, hóa trị và xạ trị thường xuyên được sử dụng cùng nhau trong điều trị một số loại ung thư. Phương pháp kết hợp này được gọi là điều trị đồng thời, được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng trên các bệnh nhân ung thư không thể loại bỏ khối u bằng phẫu thuật và khối u có nguy cơ lây lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Tuy nhiên, khi kết hợp đồng thời cả 2 phương pháp điều trị, cùng với việc làm tăng hiệu quả điều trị, phương pháp này cũng có thể làm tăng tác dụng của phương pháp điều trị trên người bệnh. Để đối phó với tình trạng này, người bệnh cần:

  • Thông báo cho các bác sĩ khi gặp phải các tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị quá khó chịu trong quá trình điều trị bệnh kết hợp cả 2 phương pháp điều trị hóa trị và xạ trị.
  • Hỏi ý kiến các bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm nôn, buồn nôn. Bạn có thể sử dụng trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn khó chịu.

Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là protein, nhằm giúp cơ thể tăng cường sức khỏe chống lại tác dụng phụ của thuốc điều trị cũng như sự phát triển của khối u. Vì trong quá trình này, người bệnh sẽ rất mệt mỏi và có cảm giác chán ăn, nên người bệnh không cần ép bản thân ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức khỏe đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với tác dụng của khối u cũng như tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. 

Cumarold Kare là một trong những loại thực phẩm chức năng mà bệnh nhân ung thư có thể bổ sung vào thời gian điều trị bệnh của mình. Sản phẩm bổ sung cho cơ thể các chất chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao thể trạng và làm giảm độc tính của hóa trị và xạ trị.

Xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào và kết hợp hóa trị và xạ trị cùng lúc được không? 4
Viên uống CumarGold Kare hỗ trợ cho người bệnh ung thư

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được phần nào câu hỏi xạ trị và hóa trị khác nhau như thế nào, cũng như nắm được một số phương pháp làm giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị. Nếu gặp phải quá nhiều tác dụng phụ khó chịu, bạn nên thông báo cho các bác sĩ để có phương pháp khắc phục và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: Trị bệnh ung thư bằng hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm