Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Chế độ ăn uống giải độc sau hóa trị và mẹo nhỏ giúp bệnh nhân giảm buồn nôn sau hóa trị

Ngày 17/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hóa trị được coi là một trong những biện pháp chính trong điều trị bệnh ung thư. Tùy theo thể trạng, giai đoạn bệnh cũng như loại thuốc mà bệnh nhân có tác dụng phụ khác nhau. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chế độ ăn uống giúp giải độc sau hóa trị cho bệnh nhân nhé!

Trong và sau quá trình hóa trị, người bệnh có thể xuất hiện một số tác dụng không mong muốn như rụng tóc, sạm da, xuất huyết, nhiễm trùng cũng như buồn nôn, chán ăn. Tuy nhiên, thông qua ăn uống, bệnh nhân mới có thể cung cấp dưỡng chất cho cơ thể hồi phục sau điều trị bệnh ung thư. Bởi vậy, chế độ ăn uống giải độc sau hóa trị vô cùng quan trọng để giúp bệnh nhân giảm bớt khó chịu, buồn nôn.

Tổng quan về phương pháp hóa trị

Hóa trị ung thư (hay còn được gọi là hóa trị liệu) là một trong những phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư hiện nay. Chuyên gia sẽ sử dụng các chất hóa học đặc biệt để tiêu diệt hoặc kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để tăng cường hiệu quả điều trị.

Mặc dù phương pháp hóa trị có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát và điều trị ung thư như tiêu diệt hoặc làm chậm quá trình tiến triển của khối u ác tính, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ thường gặp sau hoá trị bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, tóc rụng. Một số thuốc chống ung thư có thể gây tổn thương đến tế bào khỏe mạnh và làm giảm chức năng của một số cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hóa trị ngày càng được phát triển, cải tiến để giảm tác dụng phụ, đồng thời tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Sự phát triển của công nghệ cùng nghiên cứu y học cho phép sự phát triển các thuốc chống ung thư tiên tiến hơn, cải thiện kỹ thuật điều trị hóa trị.

Thực đơn hàng ngày giải độc sau hóa trị và mẹo nhỏ giúp bệnh nhân giảm buồn nôn khi ăn uống 1
Phương pháp hóa trị có ưu và nhược điểm riêng

Tác dụng phụ ở bệnh nhân khi hóa trị

Tác dụng phụ là một phần không thể tránh khỏi khi sử dụng phương pháp hóa trị trong điều trị ung thư. Mặc dù tác dụng phụ có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc cũng như cơ địa của mỗi bệnh nhân, dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Mệt mỏi: Mệt mỏi là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị. Thuốc chống ung thư có thể gây ra sự mệt mỏi, giảm năng lượng của bệnh nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Một số thuốc chống ung thư có thể gây buồn nôn, nôn. Tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, gây chán ăn.
  • Tóc rụng: Một số loại hóa trị có thể gây tóc rụng. Tác dụng này có thể ảnh hưởng đến tự tin, tâm lý của bệnh nhân. Tuy nhiên, tóc thường mọc lại sau khi điều trị kết thúc.
  • Tác dụng phụ trên da: Bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về da như sưng, đỏ, ngứa, bong hoặc sạm da. Điều này có thể làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu, phiền toái.
  • Tác động lên tủy xương: Hóa trị có thể gây tác động lên tủy xương, nơi các tế bào máu được tạo ra. Điều này có thể làm giảm số lượng tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết và suy hô hấp.
  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Một số bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, viêm đại tràng hoặc các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác.

Cần lưu ý rằng không phải tất cả bệnh nhân đều gặp tất cả các tác dụng phụ này. Quan trọng nhất là bệnh nhân phải thảo luận, trao đổi với bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào để có thể quản lý cũng như điều chỉnh liệu trình điều trị một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp, hỗ trợ bệnh nhân trong việc giảm nhẹ tác dụng phụ, đồng thời tăng cường chất lượng cuộc sống trong quá trình điều trị cũng như giải độc sau hóa trị.

Thực đơn hàng ngày giải độc sau hóa trị và mẹo nhỏ giúp bệnh nhân giảm buồn nôn khi ăn uống 2
Rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ thường gặp trong và sau hóa trị

Chế độ ăn uống giúp người bệnh giải độc sau hóa trị

Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi, giải độc sau hóa trị. Đồng thời, chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh quá trình phục hồi. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống bệnh nhân có thể tham khảo:

  • Dinh dưỡng cân đối: Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bao gồm đầy đủ các nhóm thực phẩm cơ bản như rau, quả, ngũ cốc, đạm, chất béo và canxi. Cố gắng bổ sung đủ protein, vitamin cùng khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Uống đủ nước: Cần duy trì lượng nước đủ hàng ngày để giúp cơ thể giải độc cũng như duy trì sự cân bằng chất lỏng.
  • Tránh thực phẩm kích thích: Sau hóa trị, hệ tiêu hóa có thể nhạy cảm hơn. Hạn chế các loại thực phẩm kích thích như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản, gia vị mạnh, cà phê và các loại thức uống có gas. Thay vào đó, tập trung vào thực phẩm dễ tiêu hóa như thức ăn chín, canh, cháo kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ.
  • Tăng cường chất xơ: Chất xơ có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Tìm cách bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày thông qua rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt.
  • Kiểm soát chất béo: Hạn chế lượng chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thay vào đó, ưu tiên chất béo không bão hòa hay chất béo có lợi trong dầu ô-liu, hạt chia, bơ hoặc cá.

Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi sau hóa trị. Hãy luôn lắng nghe cơ thể, đồng thời thảo luận với chuyên gia y tế để đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ chế độ ăn uống phù hợp, nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phục hồi sau điều trị.

Thực đơn hàng ngày giải độc sau hóa trị và mẹo nhỏ giúp bệnh nhân giảm buồn nôn khi ăn uống 3
Một chế độ dinh dưỡng cân đối giúp người bệnh giải độc sau hóa trị

Lưu ý khi ăn uống giúp giảm buồn nôn sau hóa trị

Dưới đây là một số mẹo giúp giảm cảm giác buồn nôn khi ăn uống, giúp quá trình ăn diễn ra dễ dàng hơn, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh hóa trị:

  • Ăn thường xuyên: Thay vì ăn ba bữa lớn, hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ưu tiên các bữa ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và giàu chất xơ. Điều này giúp duy trì mức đường huyết ổn định, tránh cảm giác đói hoặc no quá mức, gây buồn nôn.
  • Tránh thức ăn có mùi hương mạnh: Các mùi hương mạnh có thể kích thích buồn nôn. Hạn chế thực phẩm có mùi hương mạnh, ướp nhiều gia vị cay nóng, hàm lượng mỡ cao, thức ăn chế biến sẵn hoặc đồ ăn với nước sốt có mùi hương mạnh. Thay vào đó, ưu tiên thực phẩm tươi ngon, không có mùi hương gắt.
  • Chế biến thực phẩm thích hợp: Lựa chọn các phương pháp nấu ăn đơn giản như hấp, ninh hoặc luộc để giữ nguyên dưỡng chất trong thực phẩm. Tránh các phương pháp nấu ăn như chiên, rán hoặc xào, có thể làm tăng cảm giác buồn nôn, chán ăn.
  • Nghỉ ngơi sau bữa ăn: Không nên vận động hoặc nằm nghỉ ngay sau bữa ăn. Thay vào đó, hãy cố gắng ngồi ít nhất 20 phút sau khi ăn để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả nhất.
  • Sử dụng thực phẩm bổ trợ sức khỏe: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gợi ý người bệnh dùng thêm thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe, giảm tác dụng phụ của hóa trị như viên uống CumarGold Kare CVI Pharma. Sản phẩm sẽ bổ sung chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm tác dụng phụ sau hóa trị cũng như nâng cao thể trạng người bệnh.
che-do-an-uong-giai-doc-sau-hoa-tri-va-meo-nho-giup-benh-nhan-giam-buon-non-sau-hoa-tri 4.jpg
Viên uống CumarGold Kare CVI Pharma hỗ trợ cho người bệnh hóa trị

Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về cách giải độc sau hóa trị thông qua bữa ăn hàng ngày cũng như những mẹo nhỏ giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn khi ăn. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết với nhiều chủ đề phong phú của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm