Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giảm bạch cầu là một trong những tác dụng phụ phổ biến của quá trình hóa trị ung thư, hiện tượng này xảy ra khi số lượng tế bào bạch cầu trong máu giảm xuống dưới mức trung bình. Vậy bệnh nhân cần làm gì để chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị?
Bệnh nhân mắc các bệnh ung thư thường được điều trị bằng phương pháp hóa trị, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển trong cơ thể. Tuy nhiên, hóa trị có thể gây ra giảm bạch cầu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị thông qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu cách chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị, chúng ta hãy xem xét nguyên nhân gây ra vấn đề này. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tụt giảm bạch cầu trong quá trình hóa trị:
Bạch cầu là tế bào máu trắng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi số lượng bạch cầu giảm, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Do đó, việc tìm kiếm và áp dụng các phương pháp chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị là điều vô cùng cần thiết.
Khi số lượng bạch cầu trong máu giảm xuống thấp hơn mức bình thường, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.
Để phòng ngừa và chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị ung thư, bạn cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý:
Protein là thành phần quan trọng hỗ trợ cơ thể tái tạo và sửa chữa các tế bào, bao gồm cả tế bào máu, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Các nguồn protein tốt bao gồm: Thịt nạc, các loại cá béo, trứng, sữa chua, các loại đậu và hạt.
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu nguồn vitamin A, C, E, kẽm, sắt và selen như hải sản, thịt đỏ,...
Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều các loại trái cây, rau củ, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Chất béo từ nguồn gốc thực vật giúp duy trì sức khỏe tế bào và cung cấp năng lượng như dầu ô liu, quả bơ và các loại hạt.
Omega-3 có tác dụng chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Các nguồn omega-3 tốt bao gồm: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt chia và quả óc chó.
Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp cơ thể thanh lọc và vận chuyển các chất dinh dưỡng, đồng thời ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ chức năng thận. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại nước ép trái cây tươi như nước ép cam, nước ép táo giúp cung cấp thêm vitamin và chất lỏng.
Trong một số trường hợp, các thực phẩm chức năng có thể được khuyến nghị để bổ sung dưỡng chất: Protein, vitamin và khoáng chất.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình hóa trị là một yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ tụt bạch cầu và nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, mỗi người bệnh đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt, do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp.
Tóm lại, giảm bạch cầu là một tác dụng phụ phổ biến nhưng không kém phần nguy hiểm của hóa trị ung thư. Ngoài những thông tin được Long Châu chia sẻ trong bài viết trên, bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể về cách phòng ngừa và chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.