Những cơn vùng thượng vị có thể đến từng cơn, có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, vị trí đau và triệu chứng đau đại diện cho các bệnh lý khác nhau và cần người bệnh xác định chính xác để điều trị hiệu quả. Đau thượng vị bên phải cảnh báo điều gì, sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Đau thượng vị bên phải là bệnh gì?
Trên thực tế, các cơn đau thượng vị bên phải ít hơn bên trái nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan. Vùng bụng bên phải là nơi tập trung các cơ quan như đại tràng trên, gan phải, túi mật, manh tràng, ruột thừa, niệu quản,… Tổn thương các cơ quan này cũng có thể dẫn đến các cơn đau ở vùng thượng vị phải.
Đau thượng vị bên phải có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm sau:
Một số bệnh về gan
Gan chủ yếu nằm ở phía bên phải, do đó các tổn thương ở đây có thể chèn ép và gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị bên phải. Một số bệnh lý gây đau tức bụng bên phải là do gan gây ra như gan nhiễm mỡ, ung thư gan, xơ gan,… Nguyên nhân gây bệnh có thể là do uống rượu bia quá nhiều, gan bị tổn thương và suy yếu do nhiễm trùng.
Các triệu chứng điển hình ở người bị bệnh gan là vàng da, đau quặn vùng bụng trên bên phải trên rốn, sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, mắt cá chân sưng phù. Những cơn đau bụng đây âm ỉ, nhẹ nhưng dai dẳng khiến người bệnh mệt mõi và khó phát hiện bệnh.
Gan bị tổn thương khiến chức năng lọc độc tố trong cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cơ thể suy nhược trong thời gian ngắn. Vì vậy, người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm này.
Đau thượng vị bên phải cũng có thể do một số bệnh về gan gây ra
Sỏi mật
Sỏi mật xảy ra do sự mất cân bằng trong thành phần mật, do một số yếu tố gây ra như sản xuất và vận chuyển mật trong gan, ứ trệ mãn tính của mật, nhiễm trùng hoặc viêm đường mật. Sỏi mật cũng ảnh hưởng đến những người thừa cân và béo phì, chế độ ăn ít calo, ít vận động và sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu,…
Có tới 80% người bị sỏi mật không có triệu chứng và 20% thường biểu hiện bằng các dấu hiệu như đau thượng vị bên phải, trên rốn, đau dữ dội và hay tái phát. Người bị sỏi còn có thể bị vàng da, sốt kéo dài khiến người bệnh vô cùng nguy hiểm, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
Nếu không được điều trị, sỏi mật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường mật, hoại tử túi mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc,… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
U nang buồng trứng phải
Đối với phụ nữ, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm. Hầu hết các khối u ở đây đều lành tính và không quá nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn và không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. U nang buồng trứng bên phải có thể xuất hiện khi mang thai và có thể ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ không quản lý bệnh tốt.
Trong giai đoạn đầu của bệnh, không có nhiều triệu chứng. Do đó, các triệu chứng có xu hướng ngày càng rõ ràng hơn khi u nang tiến triển nặng, điển hình thường là kinh nguyệt không đều, đau dữ dội vùng bụng trên bên phải dưới rốn, buồn nôn liên tục ngay cả khi không mang thai và có thể ra máu âm đạo bất thường.
Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để thăm khám, chẩn đoán nhằm xác định chính xác bệnh và điều trị kịp thời.
U nang buồng trứng phải cũng là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị bên phải
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể lây lan đến thận, gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến thận và các chức năng khác. Những người sinh hoạt tình dục không phù hợp, đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Các triệu chứng điển hình của bệnh thường là đau dữ dội vùng thượng vị bên phải, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi, sốt nhẹ,... Nếu người bệnh có các biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, sốt cao và rét run, cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Viêm ruột thừa
Triệu chứng cơ bản dễ thấy nhất ở bệnh nhân viêm ruột thừa là đau quặn từng cơn ở vùng thượng vị bên phải. Cơn đau dữ dội thậm chí có thể khiến người bệnh tái nhợt, xanh xao, đổ mồ hôi và ngất xỉu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật cắt bỏ ổ nhiễm trùng.
Các vấn đề dạ dày
Dạ dày cũng nằm một phần bên phải của bụng nên cơn đau ở đây cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau bao tử. Đau âm ỉ kèm theo ợ hơi, ợ chua, nóng bụng, khó tiêu. Nếu bạn ấn vào bụng và cảm thấy đau, đó có thể là dấu hiệu của chứng trào ngược axit.
Có thể thấy, đau thượng vị dù bên trái hay bên phải đều là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần được phát hiện nhanh chóng và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe.
Điều trị đau thượng vị
Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý
-
Để thiết lập và duy trì thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể và ăn nhiều rau quả tươi để hạn chế tình trạng tăng tiết axit dạ dày quá mức và trung hòa dịch vị.
-
Người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi ngày 5 - 6 bữa, không nên ăn tập trung một bữa sẽ giúp giảm cảm giác đầy bụng, giảm tiết axit dịch vị.
-
Ăn đủ bữa, không ăn quá no, không để bụng đói và nhớ ăn thường xuyên sẽ trung hòa axit giúp giảm đau.
-
Đặc biệt buổi tối nên ăn nhạt tránh nhịn đói sẽ kích thích tăng tiết axit dịch vị và gây đau.
-
Tránh những thức ăn gây khó chịu, khó tiêu: Thức ăn có vị chua, cay, nóng, cứng, nhiều dầu mỡ,...
-
Người bệnh nên ưu tiên những thức ăn có nhiều tinh bột như: Gạo, bột năng, bột sắn, bánh hay gạo nếp,… vì chúng có tác dụng giảm tiết dịch vị, dễ thấm vào thành dạ dày, giúp giảm cảm giác đau bụng trên.
-
Uống nhiều sữa và ăn trứng để cung cấp nguồn protein, giúp trung hòa axit. Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong nhóm thực phẩm này có tác dụng ức chế tiết dịch vị, tăng thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày.
-
Nên sử dụng và chế biến thức ăn mềm, hạn chế thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.
-
Ăn chậm và nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày.
Thay đổi thói quen ăn uống giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị bên phải
Lối sống khoa học
-
Người bệnh cần ngủ khoa học, không thức khuya, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng /ngày đối với người lớn), ngủ đúng giờ, ăn uống điều độ.
-
Cần chú ý cân bằng hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi, để tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ.
-
Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe sẽ giúp đảm bảo chức năng của hệ tiêu hóa và hạn chế xuất hiện nhiều vấn đề sức khỏe.
-
Nằm ngửa đầu khi ngủ, giúp giảm cân và tránh lao động nặng nhọc
Sử dụng thuốc điều trị
Tùy thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân gây đau thượng vị mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị đau thượng vị bên phải. Các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau thượng vị cho bệnh nhân hiện nay bao gồm:
- Thuốc kháng acid dạ dày: Mucosta, Rebamipid, Sucralfat.
- Thuốc giúp trung hòa axit trong dạ dày: Được bào chế để điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe đường tiêu hóa, giúp trung hòa HCl, tăng độ pH, hạn chế sự xâm nhập của axit trong dạ dày vào các mô và cải thiện các triệu chứng, khó chịu do bệnh gây ra.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide. Các vị thuốc này giúp kích thích bài tiết chất nhờn, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và sản sinh tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày.
- Thuốc kháng histamin H2: Cimetidin, Nizatidon, Famotidin, Ranitidin. Thuốc kháng histamin H2 thường được dùng để chữa đau bụng trên giúp giảm tiết axit dạ dày mạnh về đêm và hạn chế sau khi ăn.
Sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau thượng vị bên phải
Đau thượng vị bên phải, một triệu chứng tưởng chừng như bình thường nhưng lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu trên cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đi khám ngay để tránh nguy cơ biến chứng nặng. Ngoài ra, mọi người nên dành thời gian đi khám bệnh định kỳ ít nhất 1 lần/năm để nhận biết sớm những nguy cơ có thể xảy ra.
Nhung Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp