Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Đầy hơi khó thở có nguy hiểm không?

Ngày 09/01/2022
Kích thước chữ

Đầy hơi khó thở là triệu chứng bệnh tiêu hóa mà bụng phình to, căng cứng ngay cả khi không ăn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về chướng bụng đầy hơi cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả giúp bạn tránh được tình trạng trên.

Đầy hơi, khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Bụng đầy hơi là tình trạng lượng hơi trong ống tiêu hóa tăng lên đột ngột và vượt mức bình thường khiến các lợi khuẩn không đủ khả năng lên men chuyển hóa thức ăn để đi xuống dạ dày làm thức ăn tích tụ, ứ đọng lại trong đường ruột và sinh ra hơi. Hơi sản sinh nhiều sẽ làm cho bụng căng tức, chèn ép lên cơ hoàng làm chướng bụng và tạo cảm giác no, chán ăn đi kèm với khó thở. 

Đầy hơi khó thở có thể là dấu hiệu của một số bệnh sau đây:

Các bệnh liên quan đến dạ dày

Ở người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,... quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gặp một số khó khăn, không được suôn sẻ như bình thường khiến thức ăn bị phân giải chậm, không lên men như bình thường và sản sinh ra khí gây đầy hơi. Đồng thời, bệnh dạ dày cũng ảnh hưởng đến cơ chế chuyển hóa thức ăn làm hơi không được giải phóng ra khỏi cơ thể, hơi bị dồn nén tích tụ sẽ hình thành trạng thái đầy hơi khó thở.

Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, đau ruột thừa, táo bón,... làm rối loạn chức năng của ống tiêu hóa dẫn đến sụt giảm rõ rệt số lượng lợi khuẩn. Tỷ lệ lợi khuẩn so với hại khuẩn suy giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực quá trình phân giải, hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn làm lượng hơi ứ đọng nhiều ở ống tiêu hóa tạo cảm giá đầy hơi khó thở.

Bệnh đại tràng co thắt

Đại tràng co thắt hay còn được gọi là hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rối loạn chức năng đại tràng gây ra tình trạng đầy hơi khó thở đi kèm các triệu chứng như sôi bụng, đau bụng đi ngoài thường xuyên, sờ thấy các khối u nổi lên dọc vùng đại tràng,... Bệnh càng trở nặng càng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nên nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh đại tràng co thắt thì người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay.

Đầy hơi khó thở có nguy hiểm không 1

Đại tràng co thắt là một trong những dấu hiệu nhận biết của đầy hơi, khó thở

Nguyên nhân của đầy hơi, khó thở

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý kể trên, tình trạng đầy hơi khó thở còn có thể xuất hiện bởi các lý do sau:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không đúng giờ, ăn nhanh, nhai không không kỹ. Dung nạp các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ khó tiêu làm cơ thể không đủ men tiêu hóa để phân giải làm sản sinh nhiều hơi trong ống tiêu hóa. Ngoài ra việc sử dụng các loại đồ uống kích thích như rượu bia hay nước ngọt có gas cũng gây ra tình trạng đầy hơi khó thở.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm, an thần,... sẽ loại trừ lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến tiêu hóa kém, gây đầy hơi khó tiêu. 
  • Tâm lý căng thẳng, thường xuyên lo âu, mất ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, nơi điều khiển quá trình tiêu hóa, từ đó làm rối loạn nhu động ruột và gây khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi. Đặc biệt khi gặp các vấn đề về tâm lý, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc an thần và làm tình trạng rối loạn tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đầy hơi, khó thở có nguy hiểm không?

Đa số trường hợp đầy hơi khó thở không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng vẫn khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Do hơi không thể thoát ra ngoài nên sẽ tạo cảm giác chướng bụng, bụng ậm ạch, khi vỗ nghe tiếng bồm bộp, thường xuyên ợ chua, ợ hơi và đôi khi cảm thấy buồn nôn. Ngoài ra, người bị đầy hơi khó chịu còn có thể có một số triệu chứng phổ biến như đi ngoài có lúc táo bón, có lúc phân lỏng, đau tức ngực.

Thông thường đầy hơi khó tiêu giảm bớt khi đánh hơi hoặc đi ngoài và người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này trong một đến vài ngày. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa và cần được điều trị sớm.

Đầy hơi khó thở có nguy hiểm không 2

Đầy hơi khó thở không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu

Cách xử lý khi bị đầy hơi, khó thở

Một số phương pháp nhỏ bên dưới sẽ giúp tình trạng đầy hơi, khó thở của bạn trở nên dễ chịu hơn, hãy lưu ý để hỗ trợ cho những người xung quanh khi cần nhé:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đúng giờ, nhai kỹ, tạo khẩu phần ăn cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng chính: Đạm, mỡ, đường. Hạn chế dung nạp các thực phẩm  nhiều dầu mỡ, tinh bột, chất xơ, nhiều gia vị nóng cũng như các chất kích thích và đồ uống có gas.
  • Hình thành lối sống lành mạnh: Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, thư giãn đầu óc, giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng đồng thời cần đảm bảo ngủ đủ giấc để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Điều trị các bệnh gây đầy hơi khó thở: Một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, táo bón,... không chỉ gây đầy hơi khó thở mà còn ảnh hưởng xấu đến các mặt khác của cơ thể nên cần phát hiện và chữa trị kịp thời.

Đầy hơi khó thở có nguy hiểm không 3

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế chứng đầy hơi

Đầy hơi khó thở có thể xuất hiện từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày, do đó người bệnh nên có những cách xử lý phù hợp để thoát khỏi tình trạng này.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin