Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kỹ năng sống là một trong những trang bị vô cùng cần thiết giúp trẻ bước vào xã hội một cách dễ dàng hơn, hạn chế các nguy cơ gây nguy hiểm và tiêu cực đến trẻ, nhất là trẻ ở độ tuổi lên 5. Vậy phụ huynh nên dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi như thế nào? Cần những lưu ý gì?
Dạy kỹ năng sống cho trẻ, nhất là trẻ giai đoạn lên 5 là một điều cần thiết, không chỉ ở trường mà ở nhà cũng cần rèn luyện thường xuyên. Do đó, các bậc phụ huynh nên nắm những cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi để giúp trẻ nắm bắt, nhận thức từ đó làm trang bị cho cuộc sống tương lai của bản thân.
Kỹ năng sống là một tập hợp về hành vi tích cực, khả năng thích nghi và đối phó hiệu quả với các khó khăn, thử thách cũng như nhu cầu trong cuộc sống. Vậy nên việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết, giúp trẻ phát triển tốt hơn và hòa nhập nhanh chóng với tập thể, xã hội.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi mầm non là rất cần thiết. Bởi giai đoạn 6 năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển về trí não của trẻ. Quá trình dạy và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ nên diễn ra xuyên suốt, liên tục thông qua hoạt động học tập và sinh hoạt thường ngày cả ở trường lẫn ở nhà. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cho trẻ các kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt để làm trang bị cho cuộc sống tương lai của trẻ.
Dưới đây là 9 kỹ năng sống vô cùng cần thiết mà phụ huynh có thể tham khảo để hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ:
Đây là điều rất cần thiết vì sau này khi đi học, bé sẽ tiếp xúc với rất nhiều người lạ. Ba mẹ hãy giải thích cho trẻ thật kỹ lưỡng về các tình huống gặp những người lạ có ý đồ xấu và những cách mà họ thường dùng để tiếp cận làm hại đến trẻ. Hãy dạy cho trẻ không được tiếp xúc quá gần với người khác, kiên quyết từ chối nhận quà hoặc các yêu cầu gây hại một cách lễ phép.
Ba mẹ có thể đóng giả tình huống để trẻ hiểu và nắm bắt được cụ thể hơn. Từ đó cũng ghi nhớ hơn về cách xử lý để bảo vệ sự an toàn cho mình.
Nên tập cho trẻ biết cách tự sắp xếp đồ đạc xung quanh và vệ sinh cá nhân hoặc tập cho trẻ phụ giúp cha mẹ dọn dẹp, nấu ăn,... Qua đó, trẻ sẽ dần biết cách tự chăm sóc và phục vụ bản thân. Đặc biệt, cha mẹ nên thực hiện cùng trẻ để hình thành thói quen này từ nhỏ.
Khi có thói quen này, trẻ sẽ học được tính kiên nhẫn, lối sống lành mạnh, ngăn nắp. Kỹ năng này rất có ích trên hành trình phát triển của trẻ.
Việc dạy trẻ tự bảo vệ bản thân là rất quan trọng, nên dạy càng sớm càng tốt. Hãy để trẻ biết nơi nào là an toàn và không an toàn, đâu là mối nguy hiểm để tránh xa.
Ngoài ra cha mẹ cũng nên dạy trẻ cách xử lý tình huống như: Khi ngã thì nên tự đứng dậy và xử lý vết thương, dạy trẻ nhớ số điện thoại của người thân để phòng trường hợp khẩn cấp,...
Việc rèn luyện tư duy, lập luận phản biện từ nhỏ giúp trẻ chọn lọc ra những thông tin hữu ích hàng ngày. Cha mẹ nên cùng con tập hóa thân thành các nhân vật có thật, đặt ra nhiều tình huống giả định và giải quyết các tình huống đó. Ngoài ra, khi trẻ có những nhận định chưa chính xác về tình huống, hãy giúp phân tích cho trẻ hiểu và nhận định đúng về tình huống.
Hãy luôn đặt câu hỏi để trẻ tự tìm ra đáp án sẽ giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng này. Ngoài ra luôn tạo ra sự hưng phấn, tìm tòi để trẻ không bị chán nản trong quá trình rèn luyện.
Có thể nói đây là kỹ năng rất quan trọng giúp trẻ có thể biểu đạt được ý tưởng của mình. Đặc biệt kỹ năng này còn giúp trẻ kết nối với những người xung quanh. Nên tập luyện kỹ năng này cho trẻ từ nhỏ, vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ khi bước trên đường đời.
Khi trẻ được dạy và rèn luyện thường xuyên mỗi ngày, dần dần trẻ sẽ biết cách cũng như hình thành thói quen giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với những người xung quanh. Qua đó trẻ cũng sẽ hình thành được lòng vị tha, bao dung và hạn chế tình trạng bạo lực.
Ngoài ra, để xây dựng được tính cách này ba mẹ và thầy cô cũng cần phải là tấm gương sáng để trẻ có thể noi theo. Khi nhìn thấy được cách giúp đỡ những người xung quanh trẻ sẽ cảm nhận được giá trị của tình yêu thương, khiến cuộc sống trẻ sẽ tươi đẹp hơn.
Khi trẻ lên 5, đây là giai đoạn trẻ rất cần được học những kỹ năng sống để phát triển bản thân. Tuy nhiên, cha mẹ và nhà trường cần lưu ý về phương pháp giáo dục. Hãy đảm bảo rằng bé sẽ tiếp thu và học hỏi nhằm nâng cao kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Thông thường cha mẹ hay nghĩ rằng con còn quá nhỏ để học những kỹ năng sống cơ bản. Nhưng trẻ cần được học các kỹ năng này càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ bắt đầu có khả năng nhận thức, tiếp thu được kiến thức và thực hành kỹ năng thường xuyên sau khi được chỉ bảo.
Giai đoạn 5 tuổi được xem là thời điểm thích hợp nhất, lúc này trẻ đã có thể bắt đầu học hỏi và khám phá thế giới xung quanh, tiếp xúc với nhiều người. Đây cũng là giai đoạn cần thiết để kích thích các tế bào trong hệ thần kinh, giúp trẻ tiếp thu tốt hơn và phát triển toàn diện về tính thần, trí tuệ và thể chất.
Việc dạy con khi ở giai đoạn 5 tuổi sẽ giúp bé có thêm nhiều kiến thức tốt để có thể xử lý được nhiều tình huống nguy hiểm lúc cha mẹ không ở cạnh bé. Chính vì vậy mà việc lựa chọn độ tuổi phù hợp rất quan trọng trong việc dạy con về các kỹ năng cơ bản để trẻ có thể tự giải quyết và ứng xử phù hợp ở mọi tình huống.
Trẻ trong độ tuổi mầm non rất cần được dạy về các kỹ năng sống cơ bản để có thể phát triển toàn diện, dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh và khó khăn cũng như việc bảo vệ bản thân. Hy vọng rằng qua các thông tin của bài viết trên sẽ giúp phụ huynh biết cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi, giúp giáo dục và nuôi dưỡng những “mầm non tương lai của đất nước” một cách tốt hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.