Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dạy trẻ bảo vệ môi trường cũng là cách để con rèn luyện những thói quen nhỏ nhất, nâng cao ý thức để cùng chung tay xây dựng một hành tinh xanh - sạch - đẹp.
Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề của môi trường, việc nâng cao kỹ năng sống ngay từ nhỏ để các bé sớm hình thành các thói quen có ích đối với môi trường là điều rất cần thiết. Dưới đây là những hành động đơn giản trong cuộc sống, các bố mẹ có thể cùng con thực hiện mỗi ngày.
Để trẻ dễ tiếp thu các bài học về bảo vệ môi trường, bố mẹ có thể đồng hành cùng con qua những việc làm sau.
Đầu tiên bố mẹ nói tổng quan về hậu quả của ô nhiễm môi trường từ các dẫn chứng như chặt phá rừng, săn bắt các loài động vật quý hiếm,... qua hình ảnh, video hoặc phim hoạt hình có thể sẽ là bài học nhiều giá trị và thú vị.
Vì đang ở một trong những giai đoạn phát triển của trẻ, nên bé dễ bắt chước người lớn. Do đó bố mẹ làm tấm gương phản chiếu của trẻ bằng cách thực hiện đúng trong việc bảo vệ môi trường để các bé làm theo.
Khi trẻ thực hiện các việc dù là những việc nhỏ nhất như phân loại rác thải, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác,... bố mẹ nên tiếp thêm động lực cho trẻ để bé cảm thấy vui và tiếp tục duy trì thói quen tốt này.
Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường là vấn đề ý thức của con người. Đặc biệt nhiều chuyên gia cho rằng việc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ môi trường cần được triển khai ở lứa tuổi mầm non vì đây là giai đoạn trẻ dễ xây dựng những thói quen tốt cho tư duy, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này.
Bảo vệ môi trường không cần phải làm những chuyện quá lớn lao mà chỉ cần qua những thói quen sinh hoạt mỗi ngày như dưới đây:
Những tài nguyên cần sử dụng tiết kiệm trong đời sống hàng ngày, thân quen với trẻ như điện, nước và giấy, bao gồm:
Tiết kiệm nước: Giải thích cho trẻ biết nước không phải tài nguyên vô tận, cần trải qua nhiều công đoạn để có nước sạch sử dụng và trong tương lai có thể sẽ ít dần đi. Đồng thời hướng dẫn bé qua từng hành động cụ thể như mở vòi nước nhỏ lại khi rửa tay, khi đánh răng nên dùng hết nước trong ly rồi mới lấy thêm.
Tiết kiệm điện: Điện cũng quan trọng không kém nước, vì đây cũng là tài nguyên rất khó khăn mới có được. Có thể nhắc bé nên tắt các thiết bị nếu không sử dụng nữa như tivi, đèn, mở tủ lạnh ít, đặc biệt là tận dụng ánh sáng và gió trời tự nhiên.
Tiết kiệm giấy: Trẻ nhỏ hay có thói quen lãng phí giấy để vẽ hoặc xét làm đồ chơi, tưởng chừng như vô hại nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế bố mẹ có thể kể về quy trình làm giấy mất công sức như thế nào để giúp bé thay đổi từng hành động nhỏ qua việc tiết kiệm giấy.
Trước tiên bố mẹ nên giải thích về việc phân loại rác thải cho trẻ hiểu như thế nào là hợp lý trước khi bỏ rác vào thùng, cũng như các ứng dụng nhựa tái chế trong cuộc sống để trẻ biết đến, tự ý thức bản thân cần có hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường khỏi các mối đe dọa trước khi trái đất tràn ngập rác thải.
Riêng với các bé chưa bỏ rác đúng nơi quy định, thay vì la mắng bố mẹ nên giải thích nhẹ nhàng về hành động vừa rồi và thực hiện lại đúng cho trẻ nhìn theo.
Tác hại không ngờ đến của việc sử dụng bao bì nilon là điều trẻ cần phải biết, vì một bao nilon mất đến hàng nghìn năm để phân hủy. Thay vì sử dụng bao nilon, bé có thể ưu tiên các loại túi có chất liệu từ giấy hoặc vải.
Bên cạnh các bài học dạy trẻ bảo vệ môi trường từ những thói quen, bố mẹ có thể cho trẻ tiếp cận qua các hoạt động thực tế mỗi ngày.
Các hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường trẻ có thể tham gia như trồng cây xanh, nhặt rác,... sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa quan trọng của cây xanh đối với môi trường sống.
Mặt khác khi trực tiếp tham gia các hoạt động thực tế, bé có thể được tiếp xúc với những nơi bỏ rác không đúng quy định có nhiều vi khuẩn, ruồi, muỗi,...
Bố mẹ có thể cùng con thực hiện 5 cách tái chế chai nhựa thành vật dụng hữu ích trong gia đình, ngoài việc giúp gia tăng tình cảm, trẻ cũng cảm thấy hào hứng hơn khi thực hiện.
Bên cạnh hình thói quen tiết kiệm đồ dùng, còn giúp trẻ có thêm tính chia sẻ khi tặng những đồ dùng không còn sử dụng cho những người cần hơn như đồ dùng học tập, quần áo, sách vở, đồ chơi,... thay vì bỏ để giảm thiểu lượng rác thải.
Dạy trẻ bảo vệ môi trường là điều không đơn giản, cần duy trì trong thời gian dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bố mẹ, để bé có nhiều trải nghiệm và có thái độ tích cực đối với môi trường xung quanh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.