Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nước sạch là gì? Cách xử lý nguồn nước sao cho an toàn?

Ngày 21/03/2024
Kích thước chữ

Nước sinh hoạt hằng ngày nếu bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của chúng ta. Vậy những dấu hiệu vốn có của nguồn nước sạch là gì? Giải pháp nào để đảm bảo sở hữu được nguồn nước sạch là thắc mắc được đặt ra.

Hiện nay người Việt không quá khó khăn để sử dụng được nguồn nước sạch vì chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên bản chất nguồn nước sạch là gì? Có những tiêu chuẩn nào để xác định là thắc mắc của nhiều người. Bởi sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ. Bài viết sau sẽ giải đáp cụ thể về các vấn đề nêu trên.

Nước sinh hoạt bị bẩn có nguy hiểm không?

Nước sinh hoạt nhiễm bẩn chính là hiện trạng nước trong ao hồ, biển, sông suối, mạch nước ngầm bị ô nhiễm bởi các chất độc hại có trong chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý. Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố gây hại như thuốc bảo vệ thực vật, mỏ khoáng ngầm làm ô nhiễm nguồn nước. Tại Việt Nam, câu hỏi “nước sạch là gì” vẫn còn được đặt ra bởi có khoảng hơn 10 triệu người vẫn đang sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt hằng ngày.

Nước sạch là gì? Cách xử lý nguồn nước sao cho an toàn? 1
Nước sinh hoạt bị ô nhiễm gây hại cho sức khoẻ 

Tác hại của nước ô nhiễm có thể kế đến như:

  • Mắc bệnh đường tiêu hoá: Các bệnh như tả lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A đều có nguyên nhân từ việc ăn thực phẩm hay dùng nước uống nhiễm khuẩn. Đặc biệt một khi chế biến thức ăn bằng nước nhiễm khuẩn thì chúng sẽ chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. Với trẻ em hay người lớn đều có thể bị tấn công bởi chúng và từ đó mắc hàng loạt bệnh đường tiêu hoá.
  • Bệnh do muỗi truyền: Nguồn nước ô nhiễm và muỗi luôn là “cặp bài trùng”. Bởi đây là môi trường lý tưởng để muỗi có thể sinh sản. Một khi con người sống và sử dụng nguồn nước bẩn này thì khả năng cao sẽ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.
  • Bệnh về mắt và ngoài da: Các bệnh về mắt và ngoài da đều có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua nguồn nước. Việc bạn thường xuyên dùng nguồn nước ô nhiễm để vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ mỗi ngày sẽ khiến cơ thể có khả năng cao nhiễm bệnh.

Ngoài những căn bệnh kể trên, nếu nguồn nước đang sử dụng có kim loại nặng, chứa nhiều crom, mangan, natri hay các chất độc như asen sẽ kích thích tế bào ung thư trong cơ thể phát triển cũng như đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nước sạch là gì? Cách nhận biết nguồn nước sạch?

Thực tế nước sạch là nước đã qua hệ thống xử lý của nhà máy, đảm bảo nước an toàn trước khi đưa đến cho con người sử dụng. Nước sạch thường không màu, không mùi, không vị, không chứa vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh cho cơ thể. Tiêu chuẩn để khẳng định nguồn nước sạch chủ yếu dựa vào màu sắc, mùi vị, độ trong, chất rắn hoà tan, hàm lượng chất vô cơ, vi sinh vật và mức độ nhiễm xạ. Mỗi đất nước sẽ có một tiêu chuẩn đánh giá nguồn nước riêng tuy nhiên thông thường chúng đều dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe con người.

Nước sạch là gì? Cách xử lý nguồn nước sao cho an toàn? 2
Nước sạch là gì là thắc mắc nhiều người đặt ra để kịp đánh giá chất lượng nguồn nước

Vậy cách để nhận biết nước sạch là gì?

  • Qua màu sắc, mùi vị: Nước sạch là không màu và không mùi. Nếu nước có màu vàng hay màu xanh thì chứng tỏ nước đã bị nhiễm sắc, nhiễm phèn hay tảo biển rất cao. Đặc biệt nếu bạn ngửi thấy mùi thuốc tẩy, clo, mùi tanh thì chắc chắn nguồn nước đang có vấn đề.
  • Qua vật dụng đun nước: Bạn chỉ cần kiểm tra các dụng cụ như ấm đun nước, bình nóng lạnh trong nhà. Nếu dưới đáy nồi có cặn đen thì chắc hẳn nước sinh hoạt đang bị nhiễm mangan.
  • Qua cách đun nước: Với một lượng nước được đun sôi, khi nước đang sôi có hiện tượng nổi váng hay nước đun sôi có váng trắng thì chứng tỏ nguồn nước đang sử dụng sẽ bị nhiễm canxi và bạn buộc phải ngưng sử dụng ngay.

Những giải pháp đảm bảo nước sạch

Phương pháp đảm bảo gia đình bạn đang sử dụng nước sạch là gì chính là thắc mắc nhiều người đặt ra. Bởi nếu lơ là dùng nguồn nước nhiễm khuẩn, sau một thời gian sức khoẻ của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là những cách lọc nước sạch tối ưu nhất mà bạn nên cân nhắc ứng dụng:

Đun sôi nước

Nước đun sôi đến 100 độ C chính là phương pháp truyền thống giúp chúng ta có được nguồn nước đảm bảo. Trong nước sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là nước được lấy từ giếng khoan chưa qua nhà máy xử lý sẽ chứa nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thấy được. Việc đun sôi nước sẽ giúp diệt được trứng giun, sán và vi khuẩn “cứng đầu”. Tuy nhiên để lọc được kim loại nặng thì bạn cần sử dụng thêm hệ thống lọc thô để loại bỏ chúng trước khi đem đi đun sôi.

Sử dụng máy lọc nước

Đây chính là cách tối ưu nhất để đảm bảo bạn sử dụng được nguồn nước sạch. Hiện nay các hãng sản xuất máy lọc nước ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại giúp diệt được vi khuẩn, kim loại nặng qua nhiều lõi lọc. Bên cạnh đó sử dụng máy lọc nước còn bổ sung thêm các vi khoáng có lợi cho sức khỏe vào nguồn nước.

Nước sạch là gì? Cách xử lý nguồn nước sao cho an toàn? 3
Sử dụng máy lọc nước giúp nguồn nước được lọc sạch, tốt cho sức khoẻ

Chưng cất nước

Phương pháp dùng nước sạch này thực tế khá mất thời gian, tuy nhiên chúng vẫn đảm bảo bạn sẽ sở hữu nguồn nước sạch. Với cách này, bạn phải sử dụng nhiệt để thu nước tinh khiết dưới dạng hơi. Sử dụng nước chưa qua lọc hoặc nước bị nhiễm bẩn đem đun sôi cho đến khi bốc hơi. Khi nước sôi, hơi nước sẽ được dẫn vào một bình ngưng để làm mát. Sau đó, hơi nước chuyển thành chất lỏng sạch, các tạp chất đã bị loại bỏ.

Trên đây là những chia sẻ về nước sạch là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về cách xử lý nước sạch cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin