Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dạy trẻ không nói dối như thế nào để trẻ hợp tác là một thách thức lớn đối với các bậc phụ huynh, khi có con nhỏ trong độ tuổi phát triển tâm sinh lý giai đoạn đầu đời.
Trẻ con nói dối vẫn thường được xem là bình thường vì “con nít có biết gì đâu”, nhưng vấn đề này có trở thành thói quen hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách nuôi dạy của bố mẹ. Vì thế mỗi gia đình nên dạy trẻ không nói dối để rèn luyện tính trung thực ngay từ nhỏ, vậy đâu là cách phù hợp nhất? Hãy cùng tham khảo qua những chia sẻ sau đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Giai đoạn trẻ học mẫu giáo từ 3 - 4 tuổi đã có thể phân biệt được lời nói dối và lời nói thật, trẻ đã biết được hành động nào là sai và không muốn bị bố mẹ la, nhưng vẫn chưa hoàn toàn hiểu được sự trung thực và vấn đề lương tâm cắn rứt khi nói dối.
Bên cạnh đó, trẻ trong độ tuổi này vẫn còn bị ảnh hưởng bởi trí tưởng tượng và mơ mộng, nên khi có những lúc trẻ không nhớ mình thực hiện việc làm sai đó, thường bịa ra một lý do khác để giải thích nhưng không biết rằng đó là nói dối.
Để có cách dạy trẻ không nói dối hiệu quả và không để lại những suy nghĩ tiêu cực cho trẻ, bố mẹ cần tìm hiểu rõ về các lý do dẫn đến việc trung thực của trẻ.
Sợ bị phạt: Tâm lý phần lớn trẻ nhỏ nên dẫn đến việc nói dối, trong trường hợp này bố mẹ nên nhẹ nhàng giải thích và phạt nhẹ để trẻ ghi nhớ.
Bắt chước người lớn nói dối: Con cái là bản sao của bố mẹ, nếu người lớn nói dối thường xuyên trước mặt trẻ, trẻ cũng bị ảnh hưởng và hình thành thói quen nói dối.
Không muốn cha mẹ buồn: Nếu lỡ phạm sai lầm, trẻ sẽ chọn cách nói dối để bố mẹ không thất vọng về bản thân, do đó bố mẹ cần lắng nghe và chia sẻ để trẻ giảm bớt lo âu, căng thẳng.
Sợ bị chê cười: Khi thực hiện một việc không đúng, trẻ hay có xu hướng nghĩ không ai biết mình nói dối vì nếu nói thật sẽ bị chê cười. Vấn đề này bố mẹ cũng nên giải thích cho trẻ để tránh hình thành thói quen xấu.
Nói những điều đang tưởng tượng: Có thể xuất phát từ ước muốn của trẻ, những lời nói dối như vậy sẽ mất đi khi chúng lớn lên.
Do không nhớ: Đôi khi trẻ nói dối vì không nhớ rõ những lần nghịch ngợm của mình, vì thế bố mẹ nên tìm hiểu trước và không nên có lời giải thích nghiêm trọng mà cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ.
Ba mẹ nên xử lý như thế nào khi phát hiện trẻ nói dối để vừa không ảnh hưởng đến tâm lý trẻ nhỏ, vừa giúp trẻ thay đổi là câu hỏi được đặt ra cho các bậc phụ huynh.
Điều đầu tiên rất dễ thấy đó là sự tức giận của bố mẹ khi phát hiện trẻ nói dối, nhưng điều này không giúp trẻ nói ra sự thật mà còn dẫn đến nhiều tác hại của việc la mắng con cái và dễ tái phạm những lần sau. Thay vào đó bố mẹ cần giữ bình tĩnh và có đối diện tình huống nhẹ nhàng hơn như một cơ hội giảng dạy để trẻ tiếp nhận tích cực.
Tiếp theo nên tỏ ra biết sự thật để trẻ biết được bố mẹ đã biết chúng đang nói dối, sau đó bản thân trẻ sẽ biết rằng lời nói dối không còn tác dụng gì nữa. Lúc này bố mẹ có thể đưa ra hình phạt phù hợp để nói với trẻ rằng nói dối không thể che giấu được và những tác hại đi kèm.
Sau đó bố mẹ nên âm thầm tìm hiểu vì sao trẻ lại muốn nói dối bằng cách lắng nghe và trò chuyện cùng bé. Việc nói dối có thể xuất phát từ việc thua kém bạn bè, muốn đòi hỏi một thứ gì đó,...
Nếu hiểu rõ sự việc có thể sẽ giúp tăng gắn kết giữa bố mẹ và con cái, cũng như đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất cho con.
Những ai khi làm bố mẹ lần đầu hẳn sẽ có những băn khoăn nên kỷ luật hay trừng phạt để dạy trẻ không nói dối như thế nào là tốt nhất. Thực tế đối với lỗi nói dối, ngoài việc phân tích bố mẹ có thể cho trẻ đứng khoanh tay và hứa không tái phạm, cho bé chép phạt để trẻ nhớ,... Vì những hình phạt nhẹ nhàng có thể dễ khắc sâu vào suy nghĩ bé hơn.
Khi đã tìm hiểu được các lý do sâu xa khiến trẻ nói dối, bố mẹ không nên nhắc lại lỗi của tré trong những lần tiếp theo, vì sự chỉ trích có thể khiến trẻ mất niềm tin vào bố mẹ, thậm chí nghĩ rằng nói dối sẽ không được bố mẹ yêu thương nữa.
Bố mẹ có thể hướng đến cách dạy con lấy sự trung thực làm mục tiêu trong từng hành động, lời nói và việc làm. Đồng thời phân tích những mặt tích cực khi trẻ có sự thành thật đối với mọi người xung quanh và những tác hại nếu trẻ không thường xuyên nói dối qua câu truyện cổ tích “chú bé chăn cừu” để nhắc nhở trẻ không nên lấy lời nói dối làm chuyện đùa giỡn, nếu không lúc cần sự giúp đỡ sẽ không ai giúp cả. Như vậy bé sẽ nhận thức ra được ý nghĩa của sự thành thật, trung thực.
Cuối cùng để dạy trẻ không nói dối hiệu quả nhất là bố mẹ nên thực hiện đúng những gì đã dạy trẻ, đặc biệt là tuyệt đối không được nói dối trước mặt trẻ, nếu trong trường hợp bắt buộc phải nói dối hãy nói khi không có chúng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, các bố mẹ sẽ hiểu hơn về tâm lý trẻ nhỏ dẫn đến việc không trung thực, từ đó có thể áp dụng một số cách dạy trẻ không nói dối phù hợp nhất với từng bé để giúp con phát triển toàn diện nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.