Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng da vào mùa đông: Triệu chứng và cách khắc phục

Ngày 15/08/2022
Kích thước chữ

Khi thời tiết thay đổi, làn da của bạn sẽ có thể trở nên mẫn cảm hơn so với bình thường và có thể gặp phải tình trạng dị ứng. Dị ứng da vào mùa đông gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Dị ứng da vào mùa đông thường có các triệu chứng đặc trưng như da khô bong tróc, nổi mẩn đỏ. Với những người có làn da mẫn cảm, tình trạng này thường xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng dị ứng da vào mùa đông

Khi bị dị ứng da vào mùa đông, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như:

  • Phát ban: Tình trạng phát ban trên da thường xảy ra ở trên da mặt, tay hoặc chân với những nốt sần đỏ và gây ngứa ngáy. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể bị phản ứng với luồng không khí lạnh xâm nhập vào và gây ra sự sản sinh histamin.
  • Da bị khô ráp, sưng rộp và tấy đỏ.
  • Trong trường hợp bị dị ứng nặng, người bệnh có thể bị nổi mề đay cấp tính. Đây là một trong số các triệu chứng thường gặp khi bệnh đã chuyển nặng. 
Dị ứng da vào mùa đông: Triệu chứng và cách khắc phục1 Dị ứng da vào mùa đông

Cách ứng phó dị ứng da vào mùa đông

Để khắc phục tình trạng dị ứng da nói chung và dị ứng da mặt mùa đông nói riêng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dân gian.

Dùng mật ong và nước chanh

Thói quen uống một cốc nước ấm pha với mật ong và chanh vào buổi sáng sẽ giúp bạn loại bỏ độc tố bị tích tụ ở trong cơ thể. Bên cạnh đó, thói quen này còn giúp bạn nâng cao sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng dị ứng da vào mùa đông.

Sử dụng nước ép trái cây

Những loại nước ép trái cây như dưa hấu, cà rốt, nước cam, cà chua,… rất tốt đối với sức khỏe của người bị dị ứng da vào mùa đông. Việc sử dụng các loại nước này sẽ giúp bạn được tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể được bổ sung chất khoáng, chất xơ, vitamin, đặc biệt là vitamin C.

Uống nước lá trà xanh

Bạn dùng lá trà xanh khô hoặc tươi để nấu với nước sôi và duy trì uống 2 cốc mỗi ngày. Với tính chất giải độc và kháng viêm, lá trà xanh sẽ làm giảm ngứa, cải thiện các triệu chứng dị ứng da vào mùa đông.

Sử dụng các loại tinh dầu

Một số loại tinh dầu có khả năng làm dịu làn da bị kích ứng, dị ứng da vào mùa đông như dầu dừa, dầu cây rum, dầu bơ, tinh dầu oliu. 

Không dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh

Việc tiếp xúc với không khí khô và lạnh thường xuyên sẽ khiến làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Chính vì vậy, khi dùng các sản phẩm như xà phòng, sữa tắm, bạn nên hạn chế lựa chọn chứa cồn, sản phẩm tạo bọt, hương liệu tổng hợp…

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Một số loại kem dưỡng ẩm có khả năng làm giảm tình trạng dị ứng da, cải thiện tình trạng da bị khô, nứt nẻ, bong tróc thường có chứa các thành phần như dầu dừa, gel lô hội,… Bên cạnh đó, bạn không nên chọn các loại kem có chứa các thành phần gây dị ứng da

Dị ứng da vào mùa đông: Triệu chứng và cách khắc phục2 Bạn nên dùng kem dưỡng ẩm vào mùa đông

Bên cạnh đó, người bị dị ứng da vào mùa đông cần tránh phơi nhiễm nhiệt độ bằng cách như sau:

  • Luôn giữ cho cơ thể được ấm, nhất là những bộ phận như ngực, chân, tay, cổ… mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bạn có thể dùng bao tay, áo khoác dài, tất chân để làm ấm cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức hợp lý để hạn chế nguy cơ cơ thể bị lạnh.
  • Bạn cần hạn chế đi ra bên ngoài mỗi khi nhiệt độ xuống thấp, nhất là khi trời còn có mưa. Nếu như bạn phải ra ngoài khi trời mưa thì cần phải che chắn cơ thể cẩn thận để không bị nhiễm lạnh.
  • Tuyệt đối không được ngâm mình, ngâm chân tay ở trong nước lạnh bởi điều này sẽ khiến cho mức độ dị ứng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. 

Những điều cần lưu ý khi điều trị dị ứng da vào mùa đông

Dị ứng da vào mùa đông: Triệu chứng và cách khắc phục3 Bạn nên biết cách khắc phục tình trạng dị ứng da vào mùa đông

Để kiểm soát được các triệu chứng và ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng da vào mùa đông, bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh do bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Tốt nhất là bạn nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng trước và sau khi đi ngủ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây dị ứng như ốc, tôm, cua, ghẹ, đậu phộng…
  • Cần tránh xa những chất kích ứng như caffeine, bia rượu và những gia vị cay nóng.
  • Cần hạn chế thói quen gãi ngứa mỗi khi nổi mề đay để tránh tình trạng da bị bội nhiễm, mưng mủ.
  • Dùng những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, có chất liệu vải thoáng mát để hạn chế nguy cơ bị cọ xát, làm giảm nguy cơ bị dị ứng da ở trên diện rộng.

Dị ứng da vào mùa đông có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính hay vùng miền nào. Để ngăn ngừa những tác hại có thể xảy ra và ngăn ngừa nguy cơ bị tái phát, bạn nên thực hiện việc điều trị càng sớm càng tốt nhé. 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:dị ứngDa mặt