Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đi xét nghiệm thận có cần nhịn ăn không?

Ngày 14/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chức năng thận được đánh giá qua các xét nghiệm máu, nước tiểu. Việc nhịn ăn giúp các chỉ số trong máu và nước tiểu không bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển hóa thực ăn. Vậy đi xét nghiệm thận có cần nhịn ăn không?

Có một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn ăn 4 đến 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Nguyên nhân là do sau khi ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ chuyển hóa và làm thay đổi chỉ số của xét nghiệm. Vậy với xét nghiệm chức năng thận có cần nhịn ăn không?

Trường hợp bạn cần đi kiểm tra sức khỏe thận

Nếu bạn đang lo lắng về sức khỏe của thận thì dưới đây là một số triệu chứng mà bạn nên chú ý:

Tần suất đi tiểu tăng: Một trong những dấu hiệu đáng chú ý của suy giảm chức năng thận là tần suất đi tiểu tăng đáng kể, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu bạn thường xuyên phải đi tiểu hơn 8 lần trong một ngày và gặp khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện, đó có thể là dấu hiệu cần kiểm tra chức năng thận.

di-xet-nghiem-than-co-can-nhin-an-khong.jpg
Tần suất đi tiểu nhiều hơn kéo dài bạn nên đi kiểm tra chức năng thận

Nước tiểu bất thường: Bạn nên lưu ý nếu phát hiện nước tiểu có màu đỏ (máu), xuất hiện bọt, hoặc có mùi khá lạ thường. Những biểu hiện bất thường này có thể là dấu hiệu của vấn đề thận và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt.

Tay chân phù nề: Một trong những triệu chứng rõ ràng của suy giảm chức năng thận là sự phù nề, đặc biệt là ở tay và chân. Hiện tượng này xuất phát từ sự rò rỉ mao mạch và có thể làm cho tay chân trở nên sưng to.

Da nhạy cảm và mẩn ngứa: Một số người gặp vấn đề về thận có thể trải cảm giác da nhạy cảm hơn và thường xuyên bị mẩn ngứa. Nếu bạn thấy da của mình có những biểu hiện này, đó có thể là dấu hiệu cần kiểm tra sức khỏe thận.

Hơi thở có mùi khó chịu: Mùi hơi thở không dễ chịu và gần giống mùi amoniac có thể xuất hiện khi chức năng thận bị ảnh hưởng. Đây là một dấu hiệu đặc trưng mà bạn không nên bỏ qua.

Vấn đề về sức khỏe tổng thể: Trong một số trường hợp, suy giảm chức năng thận có thể gây ra các triệu chứng khác như hoa mắt, choáng váng liên tục, sự mất tập trung, và thậm chí là đau lưng đặc biệt ở vùng ngang thắt lưng. Đây là những biểu hiện mà bạn nên theo dõi và thăm khám bác sĩ.

Những triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và chúng không nhất thiết phải liên quan đến vấn đề thận. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những dấu hiệu này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Quy trình kiểm tra chức năng thận

Quá trình kiểm tra chức năng thận thường gồm hai bước quan trọng là kiểm tra lâm sàng và kiểm tra cận lâm sàng:

Kiểm tra lâm sàng

Mục đích của kiểm tra lâm sàng là để bác sĩ thu thập thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn sẽ được hỏi về các triệu chứng và tình trạng cơ bản như tần suất đi tiểu, lượng nước tiểu, có cảm thấy đau rát khi đi tiểu hay không, và những triệu chứng khác liên quan đến chức năng thận.

Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh thận hoặc từng điều trị hoặc phẫu thuật liên quan đến thận, bạn nên cung cấp thông tin này cho bác sĩ. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra một chẩn đoán lâm sàng sơ bộ và quyết định xem bạn cần thực hiện những xét nghiệm cụ thể nào.

Kiểm tra cận lâm sàng

Bất kể bạn đi khám thận ở đâu, bước tiếp theo là kiểm tra cận lâm sàng, trong đó bác sĩ sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để đánh giá chi tiết tình trạng thận của bạn.

X - quang: Bác sĩ có thể sử dụng chụp X - quang để kiểm tra có sỏi cản quang hay không. Hình ảnh này sẽ hiển thị sỏi và vị trí của chúng.

Siêu âm: Kỹ thuật siêu âm được sử dụng để xác định kích thước và vị trí của sỏi thận và bàng quang. Điều này giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các chỉ số cơ bản liên quan đến chức năng thận.

Dựa vào kết quả của cả hai bước kiểm tra này, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan về tình trạng thận của bạn và đưa ra các quyết định điều trị hoặc tư vấn cụ thể.

Đi xét nghiệm thận có cần nhịn ăn không?

Thường thì khi kiểm tra chức năng thận, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện xét nghiệm. Vậy xét nghiệm thận có cần nhịn ăn không? Khi có ý định đi xét nghiệm chức năng thận, nên nhịn ăn trước một thời gian để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Thời gian nhịn ăn có thể khác nhau tùy theo loại xét nghiệm và hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Thông thường, bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn sáng từ 8 đến 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.

di-xet-nghiem-than-co-can-nhin-an-khong-1.jpg
Đi xét nghiệm thận có cần nhịn ăn không?

Lý do cho việc nhịn ăn là để đảm bảo rằng không có thức ăn hoặc chất lỏng nào ảnh hưởng đến các chỉ số xét nghiệm chức năng thận. Thức ăn có thể chứa các hợp chất và chất dinh dưỡng có thể gây sai lệch trong kết quả xét nghiệm.

Vì vậy, nếu bạn được chỉ định đi xét nghiệm chức năng thận, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế về việc nhịn ăn. Nên đi xét nghiệm thân vào buổi sáng sớm để có kết quả chính xác nhất.

Lưu ý khi đi kiểm tra chức năng thận

Một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng thận nhằm đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác và hiệu quả. Dưới đây là một số điểm quan trọng mà bạn cần lưu ý trước khi đi khám thận:

Nhịn ăn sáng: Trước khi thực hiện các xét nghiệm thận, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn sáng từ 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm. Điều này giúp đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm sẽ không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc chất lỏng bạn đã tiêu thụ.

di-xet-nghiem-than-co-can-nhin-an-khong-2.jpg
Bệnh nhân nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm

Tránh các chất kích thích: Trước khi đi kiểm tra chức năng thận, bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, và các loại đồ uống chứa cafein. Các chất này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Giữ tâm lý thoải mái: Khám thận có thể gây căng thẳng và lo lắng cho một số người. Hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái và bình tĩnh trước và trong quá trình kiểm tra. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào, hãy trò chuyện với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn và giải đáp.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn cụ thể trước khi kiểm tra chức năng thận. Hãy tuân thủ mọi hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ để đảm bảo quá trình kiểm tra diễn ra suôn sẻ và đúng quy trình.

Lưu ý rằng việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu và hướng dẫn trước khi kiểm tra chức năng thận sẽ giúp bạn và bác sĩ đánh giá tình trạng thận của bạn một cách chính xác và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.

Xem thêm: Làm xét nghiệm thận bao nhiêu tiền?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm