Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tốc độ lây lan nhanh, gây ra bởi virus Varicella Zoster. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ. Vậy bệnh thủy đậu là gì? Đâu là triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Thuỷ đậu là căn bệnh phổ biến, song không phải ai cũng hiểu rõ căn bệnh này. Để giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn về bệnh thủy đậu, trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh cùng một số thông tin liên quan khác.
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster (herpes Varicella) gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp, trên lâm sàng bệnh có biểu hiện sốt, phát ban dạng nốt phồng ở da và niêm mạc. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và diễn biến lành tính. Tuy nhiên, thủy đậu ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tháng tuổi lại vô cùng nguy hiểm bởi lúc này sức đề kháng của trẻ còn non yếu khiến cho bệnh lây lan nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Sau khi mắc thủy đậu, trẻ thường sẽ có miễn dịch bền vững.
Tác nhân gây thủy đậu là virus Varicella Zoster, thuộc họ virus Herpesviridae. Virus này có cấu trúc hình cầu với 20 mặt đối xứng, kích thước từ 150 - 200mm. Lớp vỏ có chứa lipid và glycoprotein. Nhân gồm 2 chuỗi DNA trọng lượng phân tử khoảng 80 triệu. Trên lâm sàng, virus Varicella Zoster gây ra 2 bệnh cảnh khác nhau đó là thủy đậu và zona.
Nguồn bệnh: Nguồn lây duy nhất là người bệnh.
Đường lây: Người bệnh phát tán virus qua những bụi nước của đường hô hấp khi ho và hắt hơi. Ngoài ra, có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc với mụn nước của người bệnh.
Bệnh xảy ra quanh năm, ở miền Bắc hay gặp vào cuối đông và mùa xuân, miền Nam tập trung từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.
Sau khi lây nhiễm vào đường hô hấp, virus cư trú ở vùng hầu họng và nhân lên tại hệ thống liên võng nội mô, sau đó xâm nhập vào máu. Giai đoạn virus phát triển trong máu có thể cấy máu để phân lập virus. Từ máu, virus có thể gây tổn thương các mạch máu trên da dẫn đến hoại tử và xuất huyết dưới da, thường gây ban phồng nước đặc trưng, trong đó có chứa tế bào đa nhân khổng lồ, các bạch cầu ưa acid và virus. Các nốt phồng sau khi vỡ không để lại sẹo.
Thủy đậu thường gặp phổ biến ở trẻ trên 1 tuổi. Tuy thủy đậu ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh là gì?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bị mắc bệnh thủy đậu, thai nhi khi sinh ra sẽ mang trong mình mầm bệnh. Khi có điều kiện thuận lợi, bệnh sẽ phát triển và khởi phát. Nhất là ở những mẹ bầu bị thủy đậu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có thể có nguy cơ cao gặp phải một số bất thường như hội chứng đầu nhỏ, đa dị tật ở tim, dị dạng ở sọ…
Virus gây thủy đậu có thể lây truyền qua đường hô hấp. Do đó, trẻ có thể bị nhiễm virus do hít phải không khí có chứa nước bọt hoặc nước mũi của người mắc thủy đậu. Thêm vào đó, việc tiếp xúc với chất dịch từ mụn thủy đậu có trên da hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh thì trẻ cũng có nguy cơ cao mắc thủy đậu.
Trên lâm sàng, triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh tiến triển theo 4 giai đoạn. Cụ thể:
Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thủy đậu, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 10 - 21 ngày. Trong thời kỳ này, thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Do vậy, bố mẹ rất khó có thể nhận biết con mắc bệnh thủy đậu.
Thời kỳ khởi phát thường ngắn, từ nửa ngày đến một ngày, triệu chứng không rõ ràng. Trẻ có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn… Một số trường hợp có thể phát ban tạm thời với những nốt hồng nổi trên nền da bình thường với kích thước vài milimet - đây chính là tiền thân của những nốt đậu sau đó. Cùng với dấu hiệu phát ban tạm thời, trẻ có thể kèm theo viêm họng, viêm đường hô hấp trên.
Thời kỳ toàn phát đặc trưng bởi các nốt ban. Ban mọc khi tình trạng toàn thân gần như bình thường hoặc có sốt nhẹ. Lúc đầu ban là những nốt đỏ, hơi phồng lên khỏi mặt da nhưng sau vài giờ đã biến thành mụn nước có hình cầu hoặc hình tròn, trong suốt với các kích thước khác nhau. Các mụn nước này xẹp đi rất nhanh, chỉ sau 1 - 2 ngày đã đóng vảy màu nâu, bong đi sau 1 tuần và không để lại sẹo nếu không bị nhiễm khuẩn.
Các nốt ban mọc không theo thứ tự, hết đợt này lại đến đợt khác. Do đó, trên mỗi vùng da các nốt ban có độ tuổi khác nhau. Ngoài ra, mụn nước còn có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng, đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thậm chí là cả bộ phận sinh dục gây đau, buốt, loét đường tiêu hóa, khó thở…
Sau khoảng 7 - 10 ngày, nếu không xảy ra biến chứng thì mụn nước sẽ tự động vỡ ra và khô lại, đóng vảy và bong đi. Lúc này, trên da của trẻ có thể xuất hiện vùng da non có màu hồng hoặc các đốm sẹo nhỏ. Bố mẹ có thể bôi kem chống để lại sẹo thâm cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bôi cho trẻ.
Khi phát hiện các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để có các biện pháp xử lý kịp. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thủy đậu, cha mẹ có thể tham khảo:
Thủy đậu là một bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng nếu không được điều trị và chăm sóc tốt. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Nhà Thuốc Long Châu có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu cũng như triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Mong rằng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn đọc.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: medlatec.vn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.