Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điều gì xảy ra nếu niềng răng xong không đeo hàm duy trì? Một hoặc hai tuần đầu tiên sau khi tháo niềng răng là thời điểm quan trọng nhất bạn cần nhớ đeo hàm duy trì thường xuyên. Nếu bạn không đeo hàm duy trì trong thời gian đầu này, răng của bạn có thể nhanh chóng dịch chuyển về vị trí ban đầu.
Cho dù bạn niềng răng trong suốt hay niềng răng kim loại thì bạn đều cần phải đeo hàm duy trì. Vậy nếu niềng răng xong không đeo hàm duy trì có gây ảnh hưởng gì đến kết quả niềng răng không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong nội dung bài viết này.
Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi bạn hoàn thành quá trình niềng răng với tác dụng giúp răng ổn định và không xô lệch chân răng. Ngay cả sau khi niềng răng đã giúp răng của bạn thẳng hàng nhưng chúng vẫn chưa hoàn toàn vững chắc ở vị trí mới cho đến khi nướu, xương và cơ quen với sự thay đổi.
Những thói quen hàng ngày như nhai và nghiến răng sẽ tác động lực lên răng và có thể khiến răng của bạn di chuyển sau khi niềng hoặc cũng có thể dẫn tới sai khớp cắn khiến răng trên và dưới của bạn không thẳng hàng khi ngậm miệng.
Niềng răng sẽ giữ cho răng của bạn ở vị trí thẳng trong một thời gian dài. Một khi niềng răng được tháo ra, không có gì có thể ngăn cản răng bạn di chuyển trở lại vị trí cũ. Đeo hàm duy trì giúp giữ răng ở đúng vị trí, không bị dịch chuyển.
Hiện nay có 2 loại niềng duy trì đó là niềng cố định và niềng tháo lắp. Niềng cố định thường được sử dụng ở răng cửa hàm trên hoặc dưới để giữ cho chúng không bị dịch chuyển theo thời gian. Chúng ta không thể tháo niềng duy trì cố định, nên bác sĩ thường khuyên đeo loại hàm này để tránh quên không đeo như hàm tháo lắp.
Một số tác động gặp phải khi bắt đầu đeo hàm duy trì là tiết nhiều nước bọt hay nói ngọng,… Mặc dù những tác động này có thể hơi khiến bạn xấu hổ hoặc khó chịu nhưng chúng sẽ dần dần được cải thiện khi bạn đã quen với việc đeo hàm.
Hàm duy trì giúp giữ răng ở vị trí mới trong thời gian xương tái tạo sau điều trị chỉnh nha. Mọi người thường đeo hàm duy trì sau khi niềng răng hoặc phẫu thuật hàm. Ngay cả sau khi xương ổn định, răng đã cố định ở vị trí đó nhưng chúng vẫn tiếp tục có thể di chuyển theo thời gian từ các hoạt động ăn nhai hằng ngày.
Hầu hết các bác sĩ chỉnh nha đều yêu cầu mọi người đeo hàm duy trì hàng đêm để ngăn ngừa răng dịch chuyển. Nếu bạn niềng răng xong không đeo hàm duy trì trong 1 tháng đầu, răng của bạn có thể sẽ dịch chuyển về vị trí ban đầu.
Sau khi tháo niềng răng, xương và mô mềm sẽ cần thời gian để thích ứng với những thay đổi về vị trí răng. Đeo niềng duy trì giúp đảm bảo rằng răng hạn chế dịch chuyển ở mức tối thiểu. Đeo niềng răng duy trì ít nhất 12 - 22 giờ mỗi ngày trong ít nhất hai tháng để ngăn ngừa tình trạng răng dịch chuyển không mong muốn.
Nếu bạn niềng răng để khắc phục những khoảng hở trên răng, răng lệch lạc nặng hoặc lệch khớp cắn thì sẽ mất nhiều thời gian để ổn định. Vì vậy, điều quan trọng là phải giữ răng đúng vị trí ngay cả sau khi tháo niềng răng. Nếu niềng răng xong không đeo hàm duy trì, răng rất dễ dịch chuyển về vị trí cũ và bạn sẽ mất thời gian và tiền bạc để thực hiện niềng răng lại từ đầu.
Nếu bạn đeo hàm duy trì tháo lắp, chúng có thể được tháo ra trước khi ăn. Tuy nhiên, nếu bạn đeo hàm duy trì cố định thì bạn nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm sau, cụ thể là:
Hàm duy trì tháo lắp không cần phải đeo 24/24. Có những trường hợp ngoại lệ bạn có thể không cần đeo như:
Hàm duy trì cần được vệ sinh hàng ngày giống như răng miệng của chúng ta. Điều này góp phần mang lại sự sạch sẽ và hơi thở thơm mát khi bạn đeo hàm duy trì. Có thể sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng để làm sạch hàm duy trì như khi bạn đánh răng (đối với hàm tháo lắp). Rửa sạch hàm duy trì sau khi đeo giúp chống lại mùi hôi và mảng bám tích tụ.
Với hàm duy trì cố định, bạn cần sử dụng nước súc miệng hoặc tăm nước để làm sạch sâu hơn. Dùng chỉ nha khoa cũng có thể cần để làm sạch các ngách mà bàn chải đánh răng không chạm đến.
Với hàm duy trì tháo lắp cần được cất giữ đúng cách khi không sử dụng. Bạn không nên bọc hàm vào khăn giấy khi tháo ra ăn vì có thể bạn sẽ vứt nhầm chúng. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị hộp đựng riêng cho hàm duy trì, luôn mang theo để cất chúng mỗi khi bạn tháo ra.
Việc tái khám là rất quan trọng để đảm bảo hàm duy trì được chăm sóc và kiểm tra đúng cách xem chúng có còn phù hợp hay cần điều chỉnh hay không. Bạn nên tuân thủ theo đúng thời gian tái khám mà bác sĩ chỉnh nha đã đưa ra.
Nhiệt độ cao có thể làm nóng chảy hoặc làm cong vênh vật liệu nhựa của hàm duy trì nên điều quan trọng là bạn phải đảm bảo không để chúng ở những khu vực có thể tiếp xúc với nhiệt quá nhiều như:
Như vậy sau khi tháo niềng răng, bạn cần phải đeo hàm duy trì để duy trì vị trí mới của răng. Bạn có thể cần phải điều trị lại nếu niềng răng xong không đeo hàm duy trì. Đeo hàm duy trì rất cần thiết để duy trì nụ cười đẹp và sức khỏe răng miệng sau khi kết thúc điều trị chỉnh nha. Hi vọng những thông trên là hữu ích và giúp mọi người ý thức hơn trong việc giữ gìn hàm răng của mình.
Xem thêm: Nong hàm trong niềng răng là gì? Tìm hiểu về kỹ thuật nong hàm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.