Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với Đông y được miêu tả trong phạm vi chứng Tiết tả. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc về tiêu chảy trong Đông y nhé!
Tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Tiêu chảy được chia làm 2 loại: Tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Đối với Đông y, tiêu chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp), do sự nhiễm trùng (thấp nhiệt) và do ăn uống (thực tích)… Trong nền y học phương Đông, có những bài thuốc có thể điều trị tiêu chảy cấp tính đơn thuần hiệu quả. Khi người bệnh bị tiêu chảy nặng – hơn 8 lần trong một ngày, làm mất nước, mất điện giải… có biến chứng nhiễm độc thần kinh, bệnh nhân cần đến bệnh viện gấp để được điều trị theo y học hiện đại càng sớm càng tốt.
Trong Đông y, bệnh nhân bị tiêu chảy cấp tính do nhiễm vi trùng, nhiễm vi khuẩn (do thấp nhiệt) có các biểu hiện như đau bụng, đại tiện lỏng, hậu môn cảm thấy nóng, phân có mùi và màu vàng thâm, sốt, nước tiểu vàng đỏ, mệt mỏi vật vã, khát nước, đôi khi nôn mửa...
Đối với Đông y, nguyên nhân tiêu chảy bao gồm cả 3 loại như sau: Ngoại nhân, nội nhân và bất nội ngoại nhân. Cụ thể như sau:
Đối với nguyên nhân này, chủ yếu là do Thấp làm Tỳ vị bị tổn thương, mất các chức năng kiện vận và không phân biệt được thanh hay trọc, thăng giáng thất thường sinh ra Tiết tả (tiêu chảy).
Khi vấn đề ăn uống không còn điều độ, làm thức ăn đình trệ hoặc ăn quá nhiều thức ăn béo, bổ dưỡng, thức ăn sống, hư hỏng… làm cho chức năng vận hóa của tỳ vị bị ảnh hưởng dẫn đến tiêu chảy.
Khi tỳ vị mất chức năng vận chuyển, làm thức ăn trì trệ, tỳ khí bị hạ hãm, thanh khí không thăng gây ra tiêu chảy.
Nếu tiêu chảy lâu ngày nhưng không có phương án điều trị khiến tiêu chảy kéo dài làm cho thận dương bị tổn thương và không ôn ấm được tỳ dương. Khi trung dương không đủ, không vận hóa được thủy cốc, khiến âm hàn nhiều làm hại tỳ vị gây ra tiêu chảy.
Hoặc có thể do tỳ khí vốn hư yếu, can khí thừa cơ hội xâm phạm làm hại tỳ khí khiến quá trình vận hóa bị rối loạn gây ra tiêu chảy.
Cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: 50g sắn dây, cam thảo dây và mã đề mỗi loại 20g.
Cách thực hiện như sau:
Cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: Sắn dây, kim ngân hoa, rau má, hậu phác mỗi loại 12 g; mã đề, cam thảo dây, hoàng liên mỗi loại 10 g.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
Đối với Đông y, chữa tiêu chảy cho trẻ nhỏ bằng chuối tiêu xanh rất hiệu quả như sau: Gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài của quả chuối tiêu, xay nhuyễn rồi nấu cùng với cháo cho trẻ ăn, chứng tiêu chảy của trẻ sẽ giảm hẳn.
Thu một vài búp ổi non, rửa sạch bụi bẩn và sắc lấy nước uống. Chứng tiêu chảy sẽ cầm hiệu quả.
Gừng nổi tiếng với khả năng chống viêm hiệu quả, làm ấm cơ thể, cách chế biến phương thuốc này đơn giản như sau:
Chuẩn bị những nguyên liệu như sau: Hương nhu, hoắc hương và mộc thông mỗi loại 20 g, cúc tần 28g. Đem đi sắc chữa hiệu quả người nóng, khát nước, tiêu chảy và nước tiểu có màu vàng hiệu quả.
Cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: Rau má tươi, lá mơ tươi mỗi loại 200 g, búp ổi, mã đề tươi, sắn dây mỗi loại 50 g và 40g bạch biển đậu. Cách thực hiện như sau:
Khi sử dụng những bài thuốc trên, bệnh nhân có thể kết hợp châm cứu hoặc day các huyệt đại trường du, nội đình, hợp cốc, âm lăng tuyền, quan nguyên, khúc trì và túc tam lý…
Trên đây là những bài thuốc mà bệnh nhân bị tiêu chảy có thể tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng, gia giảm cũng như thích hợp đối với triệu chứng và nguyên nhân của mỗi bệnh nhân. Cho đến ngày nay, nên y học phương Đông hay Đông y tuy không còn phát triển mạnh mẽ so với y học phương Tây. Tuy nhiên, không ai trong chúng ta phủ nhận những gì Đông y đem đến cho nhân loại này qua việc khám chữa bệnh hay cứu người… Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều thông tin có đúng có sai, tiếp cận đến quý khách hàng cũng như bệnh nhân. Do đó, khi bị tiêu chảy hay bị bất kì bệnh nào đó, người bệnh nên đến những phòng khám Tây y hay Đông y uy tín và chất lượng… Dù Đông y, hay Tây y, mục đích cuối cùng đều là nâng cao sức khỏe, cải thiện triệu chứng của bệnh nhân.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...