Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Ngày 06/02/2023
Kích thước chữ

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là hậu quả của bệnh xơ gan. Tình trạng này gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người, nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn tới tử vong. Việc trang bị các kiến thức về tăng áp lực tĩnh mạch cửa sẽ giúp bệnh nhân chủ động phát hiện bệnh lý để kịp thời xử trí, ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

Tăng áp tĩnh mạch cửa sẽ có một số biểu hiện như lách to, báng bụng, xuất huyết tiêu hóa… Trong đó, xuất huyết tiêu hóa là một biến chứng cần được cảnh giác vì nó nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa là gì?

Trong cơ thể con người, cơ quan thực hiện nhiệm vụ đưa máu từ tim về các cơ quan khác là động mạch, còn tĩnh mạch thực hiện chức năng đưa máu từ cơ quan về tim. Tĩnh mạch cửa sẽ không giống như những tình mạch khác, tĩnh mạch cửa sẽ có vai trò vận chuyển máu từ các cơ quan như ruột non, ruột già, dạ dày, tuyến tụy, lách đến gan. Sau khi nhận được máu chuyển tới, gan sẽ bắt đầu lọc và đào thải chất độc trong máu ra ngoài cơ thể. 

Khi áp lực tĩnh mạch cửa tăng là tình trạng huyết áp tĩnh mạch cửa lên tới >10mmHg, trong khí đó, chỉ số bình thường của áp lực tĩnh mạch cửa là từ 3-6mmHg. 

Nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của tĩnh mạch cửa so với gan, các nguyên nhân làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa được chia ra như sau:

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trước gan: Hẹp tĩnh mạch cửa bẩm sinh, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Viêm tắc tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch lách, thường gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, bệnh nhân nằm tại chỗ trong thời gian dài, người già. Khối u bụng làm chèn ép do ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư đại tràng. 
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại gan: Bệnh nhân bị ung thư di căn đến gan, xơ gan ứ mật nguyên phát, xơ gan, viêm gan do uống nhiều rượu bia, gan nhiễm mỡ.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau gan: Suy tim phải, hở van tim 3 lá, cơ tim, viêm mang ngoài tim co thắt. 

Điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa 1

Suy tim là nguyên nhân gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau gan

Triệu chứng và biến chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Bệnh nhân mắc chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường sẽ không có triệu chứng bất thường nào cho đến khi các biến chứng xuất hiện. Tuy nhiên, một số biểu hiện dưới đây sẽ thường gặp khi bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa:

  • Bụng căng, báng bụng;
  • Giãn tĩnh mạch thành bụng;
  • Lách to.

Khi bị tăng áp lực tĩnh mạch, bạn có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan. Một số biến chứng điển hình đó là:

  • Tĩnh mạch thực quản bị giãn và vỡ;
  • Xuất huyết tiêu hóa do giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản gây ra;
  • Cường aldosteron;
  • Thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa;
  • Gan không tổng hợp được yếu tố đông máu gây rối loạn đông máu;
  • Suy giảm chức năng gan, thận;
  • Bệnh lý não.

Điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa 2

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây xuất huyết tiêu hóa

Chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Đa phần các bệnh nhân bị tăng áp lực tĩnh mạch cửa được phát hiện sau khi gặp biến chứng như: đau bụng cấp, xuất huyết tiêu hóa, tiểu ít, giảm sút tri giác. 

Để chẩn đoán bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa, các bác sĩ thường áp dụng các kỹ thuật sau:

  • Xét nghiệm máu: Áp dụng trong trường hợp nồng độ albumin trong máu giảm, nồng độ globulin tăng, AST, ALT tăng nhẹ, nồng độ phosphatase kiềm, nồng độ albumin  bình thường hoặc tăng, thiếu máu, bạch cầu và tiểu cầu giảm.
  • Siêu âm: Kỹ thuật siêu âm được áp dụng nhằm tầm soát xơ gan, siêu âm Doppler để kiểm tra lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa với hình ảnh sóng dòng chảy dẹp.
  • Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ: Chỉ định sử dụng khi siêu âm chưa cho ra kết quả rõ ràng. 
  • Nội soi thực quản - dạ dày: Được chỉ định khi bệnh nhân bị nghi ngờ tăng áp lực tĩnh mạch cửa với hình ảnh giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Chụp X-quang động mạch thân tạng: Kỹ thuật này sẽ được thực hiện khi phẫu thuật tạo shunt tĩnh mạch cửa - tĩnh mạch chủ vì nó đánh giá được cấu trúc giải phẫu tĩnh mạch cửa.

Bên cạnh đó, việc chẩn đoán tăng áp lực tĩnh mạch cửa còn được đo bằng áp cách đo áp lực tĩnh mạch cửa trực tiếp và tĩnh mạch cửa trên gan, sinh thiết gan, xạ hình gan. 

Điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Một số cách để điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa như: Điều trị giảm áp lực tĩnh mạch cửa, điều trị các biến chứng xảy ra, ghép gan. 

  • Điều trị giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Đối với bệnh nhân có triệu chứng rõ rệt, tiền sử xuất huyết tiêu hóa hay tái phát, tĩnh mạch thực quản co giãn nhưng chức năng gan bình thường sẽ được áp dụng phương pháp phẫu thuật dẫn lưu máu hệ cửa-chủ. Đối với bệnh nhân không có khả năng hoặc không được chỉ định nối mạch máu sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật tạo dính cơ quan hệ cửa-chủ. Và cuối cùng là phương pháp phẫu thuật để giảm lưu lượng máu đến tĩnh mạch cửa như thắt động mạch lách, cắt lach, gan, phẫu thuật triệt mạch. 
  • Điều trị biến chứng: Một biến chứng thường gặp của tăng áp lực tĩnh mạch cửa là xuất huyết tiêu hóa. Điều trị xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ được điều trị nội - ngoại khoa. Khi người bệnh không đáp ứng được điều trị nội khoa thì tiến hành điều trị ngoại khoa với các phẫu thuật làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Biến chứng cổ trướng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa sẽ được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. 
  • Ghép gan: Phương pháp này sẽ được áp dụng trong trường hợp điều trị triệt để chứng tăng áp tĩnh mạch cửa. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn gắn được cấy ghép, phản ứng thải trừ, miễn dịch, sinh hoá,...

Điều trị hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa 3

Ghép gan áp dụng trong trường hợp điều trị triệt để chứng tăng áp tĩnh mạch cửa

Tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể thấy ở nhiều bệnh lý, đặc biệt là ở bệnh nhân bị xơ gan. Do đó, bệnh nhân cần được điều trị tăng áp lực tĩnh mạch cửa để chủ động phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra và gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. 

Hoàng Trang

Nguồn: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin