Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Điều trị và phòng ngừa máu nhiễm mỡ: Những điều bạn cần biết

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh phổ biến, có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh qua bài viết dưới đây.

Máu nhiễm mỡ hay máu mỡ cao là bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi, do thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu khoa học. Biết được cách phòng ngừa và điều trị máu mỡ cao tử sớm giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Máu nhiễm mỡ là gì?

Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn mỡ máu hay máu mỡ cao, cholesterol máu cao. Bệnh xảy ra khi có hiện tượng tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cơ thể. Người bệnh sẽ được chẩn đoán máu nhiễm mỡ khi các chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng an toàn như sau:

  • Cholesterol toàn phần vượt 6.2 mmol/L;
  • LDL-cholesterol vượt 4.1 mmol/L;
  • Triglyceride vượt 2.3 mmol/L;
  • HDL-cholesterol thấp hơn 1 mmol/L.

Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm như thế nào?

Máu nhiễm mỡ tuy không gây tử vong trực tiếp nhưng những hệ lụy căn bệnh này để lại hoàn toàn có thể nguy hiểm chết người.

Bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành xảy ra khi có sự xơ vữa giữa mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông, làm hẹp lòng động mạch, máu khó tới tim. Do cholesterol và triglycerid ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ đều tăng nên nguy cơ mắc bệnh này tăng cao. Một số biến chứng của bệnh mạch vành như: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim.

Một số dấu hiệu nhận biết biến chứng bệnh mạch vành:

  • Khó chịu, đau thắt vùng ngực, đôi khi có cảm giác bóp nghẹt, như bị đè nặng từ vài phút đến vài chục phút. Cảm giác này xuất hiện nhiều hơn khi bệnh nhân làm việc gắng sức;
  • Khó thở, đôi khi kèm theo cơn đau tức ngực;
  • Đau lan ra các bộ phận như cánh tay, cổ, hàm, dạ dày…
  • Triệu chứng không đặc trưng khác: Buồn nôn, vã mồ hôi, mệt lả…
Điều trị và phòng ngừa máu nhiễm mỡ: Những điều bạn cân biết 1Các bệnh mạch vành là biến chứng nguy hiểm của máu nhiễm mỡ

Nhồi máu cơ tim

Khi các động mạch làm nhiệm vụ đưa máu cho tim bị hẹp do các mảng xơ vữa tích tụ, quá trình diễn biến từ từ, âm thầm không gây triệu chứng. Một thời gian sau một phần mảng bám vỡ ra, dẫn tới hình thành cục máu đông khiến máu không thể đi nuôi tim, dần chết do thiếu oxy.

Một số dấu hiệu nhận biết biến chứng nhồi máu cơ tim như:

  • Khó thở;
  • Cảm giác mệt mỏi, đổ mồ hôi;
  • Cảm giác tức nặng ở ngực;
  • Tim đập nhanh;
  • Ngực, lưng, hàm có biểu hiện đau tức trên 1 phút;

Tai biến mạch máu não

93% bệnh nhân tai biến mạch máu não xuất phát từ tình trạng máu nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu. Mảng xơ vữa hình thành ở ngay mạch máu não, làm hẹp động mạch, giảm lưu thông máu và gây thiếu máu não. Bệnh nặng hơn khi cục máu đông hình thành, bắn lên não bị tắc nghẽn hoàn toàn gây đột quỵ não.

Một số dấu hiệu nhận biết của cơn tai biến mạch máu não gồm:

  • Thị lực thay đổi bất thường;
  • Khó giao tiếp, dễ bị ngọng hoặc líu lưỡi;
  • Đau đầu dữ dội kéo dài;
  • Khó khăn trong cử động tay chân;
  • Đột ngột cảm thấy châm chích, tê, yếu người hoặc mất khả năng vận động một bên cơ thể;
  • Khó khăn trong việc giữ thăng bằng.
Điều trị và phòng ngừa máu nhiễm mỡ: Những điều bạn cần biết 2Máu nhiễm mỡ dễ gây tai biến mạch máu não ở người cao tuổi

Tắc động mạch ngoại biên

Biến chứng tắc động mạch ngoại biên xuất hiện khi mảng xỡ vữa hình thành trong động mạch ngoại biên, ngăn cản máu đến chân, tay, gan thận…

Nhận biết biến chứng này qua một số dấu hiệu sớm như:

  • Chuột rút, đau mỏi, tê bì tay chân;
  • Luôn trong tình trạng mệt mỏi;

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, một số triệu chứng nặng xuất hiện rõ ràng như:

  • Hoại tử một phần tay, chân do không được cung cấp máu;
  • Chân hoặc ở chân có vết lở loét;
  • Cảm giác bỏng rát ngón chân;
  • Lông chân ít mọc dài ra;
  • Da chân mỏng, xanh xao.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ tại nhà

Mặc dù máu nhiễm mỡ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chỉ số mỡ máu ngay tại nhà bằng các biện pháp sau:

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh

Cách phòng ngừa và điều trị máu nhiễm mỡ tại nhà đơn giản nhất là điều chỉnh trong bữa ăn hàng ngày. Để làm giảm sự hấp thụ của đường ruột với cholesterol, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn nhạt, sử dụng các thực phẩm giảm mỡ máu như gừng, nấm hương, mộc nhĩ, chế phẩm đậu sữa, dầu oliu, dầu hạt cải, ăn nhiều cá và bổ sung nhiều chất xơ trong mỗi bữa ăn.

Cải thiện lối sống sinh hoạt hàng ngày

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh nên sống khoa học và thư giãn, tránh để xảy ra căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, tích cực rèn luyện sức bền bằng các bài tập đi bộ nhanh, đạp xe…

Sử dụng các loại thuốc điều trị

Dùng thuốc điều trị là giải pháp hiệu quả nhất cải thiện tình trạng mỡ máu tăng cao, tuy nhiên, để tránh xảy ra biến chứng và các tác dụng phụ, người bệnh nên đi khám và mua thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng viên uống hỗ trợ Đông Trùng Hạ Thảo Thái Minh

Đông trùng hạ thảo Thái Minh là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, 100% quả thể nấm đông trùng hạ thảo kết hợp với nấm hầu thủ và đẳng sâm Việt Nam. Viên uống đông trùng hạ thảo của hãng dược phẩm Thái Minh chứa hàm lượng adenosine và polysaccharide cao, có tác dụng bảo vệ tim mạch, phòng chống tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, sử dụng viên uống này mỗi ngày giúp làm giảm chứng mất ngủ, giảm các bệnh lý nền (tim mạch, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, suy nhược thần kinh), tăng sức đề kháng và tăng cường sinh lý. Viên uống đông trùng hạ thảo của Thái Minh được ưa chuộng không chỉ bởi tác dụng mang lại mà còn bởi dạng bào chế viên uống tiện lợi, người dùng có thể mang theo bất cứ đâu mà không mất thời gian đun nấu, hãm trà…

Điều trị và phòng ngừa máu nhiễm mỡ: Những điều bạn cần biết 3Đông trùng hạ thảo Thái Minh hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giảm mỡ máu hiệu quả
Máu nhiễm mỡ là bệnh lý phổ biến nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát ngay tại nhà. Do đó, bạn hãy thực hiện chế độ sống lành mạnh và kiểm tra mỡ máu định kỳ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Chia sẻ bài viết này tới người thân, bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Vinmec.com, medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm