Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người muốn tìm đến các giải pháp tự nhiên để kiểm soát mỡ máu, chăm sóc sức khỏe tim mạch. Uống tam thất có giảm mỡ máu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tam thất – một loại dược liệu quý trong Đông y – được nhiều người truyền tai về tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc uống tam thất có giảm mỡ máu không đồng thời cung cấp hướng dẫn sử dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng.
Tam thất (Panax notoginseng), còn gọi là “kim bất hoán” hay “sâm tam thất”, là một dược liệu quý. Trong y học cổ truyền và y học hiện đại, củ tam thất là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất để làm thuốc. Ngoài ra, hoa tam thất và nụ tam thất cũng được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ sức khỏe.
Tam thất chứa nhiều thành phần hoạt chất có giá trị dược liệu cao, nổi bật nhất là saponin (hàm lượng 4,4 - 12%). Đặc biệt là các ginsenoside như Rg1, Rb1, Re, notoginsenoside R1. Ngoài ra, tam thất còn giàu chất chống oxy hóa mạnh như flavonoid, polysaccharid.
Các axit amin, phytosterol, tinh dầu và các khoáng chất như sắt, canxi,… cũng là các thành phần được tìm thấy trong tam thất. Những thành phần kể trên có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, bảo vệ xương khớp, hỗ trợ tuần hoàn máu và phòng chống lão hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Trong Đông y, tam thất là vị thuốc nổi bật với tác dụng cầm máu, tiêu ứ, giảm đau, bổ huyết, hoạt huyết. Trong y học hiện đại, tam thất được chứng minh có nhiều lợi ích:
Với câu hỏi này, câu trả lời dưới góc độ khoa học là hoàn toàn có thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh khả năng điều hòa lipid máu của tam thất, đặc biệt trong việc giảm cholesterol và giảm triglyceride. Tuy nhiên, hiệu quả phụ thuộc vào cách sử dụng, liều lượng và cơ địa từng người.
Tam thất có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu nhờ các thành phần hoạt chất như:
Uống tam thất có giảm mỡ máu không? Tam thất có tiềm năng hỗ trợ giảm mỡ máu theo một số nghiên cứu tiền lâm sàng và thực nghiệm. Cơ chế tác động của saponin là ức chế hấp thu cholesterol tại ruột, đồng thời liên kết các acid mật và cholesterol, thúc đẩy đào thải lipid qua gan và phân. Từ đó, nó giúp giảm đáng kể hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Ngoài ra, saponin còn kích hoạt các enzym chuyển hóa lipid, giúp hạn chế tích tụ mỡ trong gan và máu. Hoạt chất này cũng giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ chuyển hóa lipid hiệu quả.
Flavonoid trong tam thất là nhóm hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp bảo vệ thành mạch khỏi tổn thương do gốc tự do, từ đó ngăn ngừa quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, flavonoid còn có khả năng giảm kết tập tiểu cầu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và cải thiện tuần hoàn máu.
Polysaccharid là thành phần giúp điều hòa miễn dịch, giảm viêm mạn tính – một yếu tố thúc đẩy rối loạn chuyển hóa lipid máu. Polysaccharid còn góp phần tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ bảo vệ gan, giúp gan chuyển hóa và đào thải cholesterol tốt hơn.
Uống tam thất có giảm mỡ máu không đến đây có lẽ bạn đã biết. Nhưng cách sử dụng tam thất thế nào cho hiệu quả? Bạn có thể dùng bột tam thất nghiền mịn, dùng khoảng 3 - 6g/ngày pha với nước ấm, uống trước bữa sáng 30 phút.
Một cách dùng hiệu quả khác là kết hợp 1.5 - 3g bột tam thất với 10 - 20ml mật ong nguyên chất, pha cùng nước ấm. Hỗn hợp này vừa giảm mỡ máu, vừa bảo vệ dạ dày và tăng đề kháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng 5 - 10 nụ hoa tam thất hãm với 500ml nước sôi, uống như trà hàng ngày.
Liều dùng tam thất thường được đề xuất ở mức 3 - 6g/ngày. Tuy nhiên, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều phù hợp và tránh tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh nên dùng liên tục 2 - 3 tháng, sau đó nghỉ 1 - 2 tuần, tránh lạm dụng uống tam thất kéo dài không nghỉ.
Uống tam thất có giảm mỡ máu không? Câu trả lời là có. Tam thất có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số đối tượng cần thận trọng hoặc tránh dùng như:
Tam thất chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát mỡ máu chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi chỉ số mỡ máu cao hoặc có nguy cơ biến chứng tim mạch, bác sĩ vẫn cần chỉ định thuốc trị mỡ máu.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống tam thất có giảm mỡ máu không. Tam thất là dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Đặc biệt, tam thất và nụ hoa tam thất Tam thất có thể là một lựa chọn hỗ trợ cho người bị rối loạn lipid máu. Nhưng khi sử dụng dược liệu này, người bệnh cần dùng đúng cách và có sự theo dõi y tế cẩn thận.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.