Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Người bị mỡ máu có ăn được lạc không là thắc mắc khá phổ biến. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ lợi ích, rủi ro và nguyên tắc sử dụng lạc an toàn cho người mỡ máu.
Mỡ máu cao ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh lý này đòi hỏi người bệnh phải kiểm soát chế độ ăn uống nghiêm ngặt để phòng ngừa biến chứng tim mạch. Lạc (đậu phộng) là thực phẩm quen thuộc, giàu protein và chất béo không bão hòa đơn, được nhiều chuyên gia đánh giá cao về lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, người bị mỡ máu có ăn được lạc không và ăn thế nào để đảm bảo sức khỏe? Hãy cùng Long Châu giải đáp thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.
Lạc (đậu phộng) là một trong những thực phẩm quen thuộc, gắn bó lâu đời với bữa ăn của người Việt Nam. Từ các món ăn dân dã đến những món đặc sản, lạc luôn được ưa chuộng nhờ hương vị bùi béo, giàu năng lượng và dưỡng chất.
Trong 100g lạc sống chứa khoảng 567 kcal, 7% nước, 25,8g protein, 16,1g carbohydrate, 4,7g đường, 8,5g chất xơ và 49,2g chất béo. Thành phần chất béo gồm 6,28g chất béo bão hòa, 24,43g chất béo không bão hòa đơn, 15,56g chất béo không bão hòa đa (omega-6), không chứa omega-3. Ngoài ra, lạc còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như biotin, vitamin E, vitamin B3 (niacin), vitamin B9 (acid folic), magie, mangan, đồng, phốt pho và kẽm.
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc mỡ máu có ăn được lạc không, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những lợi ích của lạc với sức khỏe:
Người bị mỡ máu có thể ăn lạc nhưng cần kiểm soát số lượng và chế biến theo cách hợp lý để tận dụng lợi ích và hạn chế rủi ro.
Với người bị mỡ máu cao, ăn lạc đủ lượng và đúng cách mang đến những công dụng nhất định. Lạc chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn (axit oleic), omega-6 và flavonoid trong vỏ lụa đỏ. Omega-6 thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol tại gan, tăng đào thải cholesterol qua mật và giảm hấp thu cholesterol từ ruột.
Flavonoid có khả năng trung hòa các gốc tự do gây tổn thương thành mạch máu và thúc đẩy quá trình oxy hóa LDL – một nguyên nhân chính hình thành mảng xơ vữa động mạch. Flavonoid còn giúp giảm hấp thu cholesterol tại ruột và tăng thải cholesterol qua gan. Ngoài ra, flavonoid còn được chứng minh giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, giảm triglyceride. Từ đó sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa lipid.
Mỡ máu có nên ăn lạc không? Câu trả lời trong hầu hết trường hợp là có. Tuy nhiên, một số trường hợp không nên ăn lạc như: Người dị ứng đậu phộng, khó tiêu, đầy bụng, phù thũng, đã cắt túi mật, trẻ nhỏ, người hay bốc hỏa, nóng trong. Ngoài ra, người có mỡ máu cao kèm tiểu đường, béo phì hoặc đang giảm cân cũng nên hạn chế ăn lạc.
Như vậy, với câu hỏi mỡ máu có ăn được lạc không, câu trả lời là có nhưng cần ăn đúng cách.
Người bị mỡ máu có ăn được lạc không còn phụ thuộc vào việc kiểm soát lượng tiêu thụ và cách chế biến lạc phù hợp của bạn.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, người mỡ máu không nên ăn quá 250g lạc mỗi tuần, tương đương khoảng một nắm nhỏ mỗi ngày. Lạc cũng chứa lượng calo và chất béo cao (166 kcal/28g lạc rang khô). Nếu ăn quá nhiều dễ dẫn đến tăng cân, khiến tình trạng mỡ máu nặng thêm. Với người thừa cân béo phì, điều này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch.
Bên cạnh đó, bạn hãy ưu tiên sử dụng lạc luộc, lạc rang không muối và giữ nguyên vỏ lụa của hạt. Không nên bổ sung thêm muối, đường hoặc dầu mỡ không lành mạnh vào các món chế biến từ lạc cũng là việc nên làm. Chế biến đơn giản còn giúp kiểm soát lượng calo, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hạn chế nguy cơ tăng cân không mong muốn ở người mỡ máu cao.
Bạn tuyệt đối không dùng lạc đã mốc, mọt, nảy mầm để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc nấm mốc aflatoxin. Aflatoxin là chất độc có khả năng gây ngộ độc cấp tính, tổn thương gan nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Để bảo vệ sức khỏe, hãy chọn lạc tươi, nguyên vỏ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát và loại bỏ ngay những hạt có dấu hiệu bất thường trước khi sử dụng.
Để tối ưu hiệu quả kiểm soát mỡ máu, bạn hãy kết hợp lạc trong khẩu phần ăn nhiều rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt. Một số món ăn từ lạc phù hợp cho người mỡ máu gồm: Lạc luộc giữ vỏ lụa, lạc rang không muối, sữa lạc không đường, canh lạc bí đỏ,…
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, người bị mỡ máu có thể cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc trị mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ như statin, fibrat hoặc ezetimibe. Việc dùng thuốc nên kết hợp với theo dõi mỡ máu định kỳ, điều chỉnh lối sống và dinh dưỡng để đạt hiệu quả kiểm soát lipid máu tối ưu, phòng ngừa biến chứng lâu dài.
Người bị mỡ máu có ăn được lạc không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nhưng cần kiểm soát số lượng và cách chế biến phù hợp. Bạn hãy ưu tiên lạc luộc, rang không muối, giữ lại vỏ lụa và không ăn quá 250g/tuần để tránh tăng cân, tăng mỡ máu.
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.